Ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì? Lương bao nhiêu?

Trong thời đại số hóa hiện nay, ngành công nghệ thông tin đang trở thành một trong những lĩnh vực hấp dẫn, có tốc độ phát triển nhanh. Nhu cầu nhân lực cho các công việc liên quan đến ngành này tăng mạnh, kéo theo sự quan tâm của nhiều bạn trẻ đam mê công nghệ. Các bạn thường hỏi là: học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì và mức lương có thực sự hấp dẫn như lời đồn? Bài viết này, VTI Academy sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các cơ hội nghề nghiệp, mức thu nhập cũng như những yếu tố quan trọng khi lựa chọn công việc trong ngành này.

Học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Học ngành công nghệ thông tin ra trường có thể đảm nhận rất nhiều vị trí như: lập trình viên, kiểm thử viên, chuyên viên phân tích giữ liệu, quản trị hệ thống... Mỗi công việc sẽ có những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng khác nhau.

  • Lập trình viên (Developer): Đây là vị trí thường gặp nhất, làm việc chủ yếu với các ngôn ngữ lập trình như Java, Python, C++, .NET,... Lập trình viên có thể đảm nhận phát triển ứng dụng web, ứng dụng di động, hoặc phần mềm doanh nghiệp.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst): Đối với những ai yêu thích xử lý và phân tích số liệu, chuyên viên phân tích dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp khai thác tối đa giá trị từ dữ liệu.
  • Quản trị hệ thống (System Administrator): Vị trí này chịu trách nhiệm đảm bảo sự hoạt động trơn tru và bảo mật của hệ thống công nghệ thông tin, từ máy chủ đến mạng lưới thiết bị.
  • Chuyên viên an ninh mạng (Cybersecurity Specialist): Với sự gia tăng các mối đe dọa an ninh mạng, chuyên viên an ninh mạng đang trở thành một vị trí rất cần thiết, giúp bảo vệ dữ liệu và thông tin nhạy cảm của doanh nghiệp.
  • Chuyên viên trí tuệ nhân tạo và học máy (AI/ML Specialist): Công việc liên quan đến phát triển các ứng dụng, hệ thống thông minh, từ chatbot đến hệ thống dự báo, bằng cách áp dụng các kỹ thuật AI và học máy.
  • Quản lý dự án (IT Project Manager): Đảm nhận việc lên kế hoạch, tổ chức và giám sát các dự án công nghệ thông tin, nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả của dự án.
  • Chuyên viên phát triển giao diện người dùng (UI/UX Designer): Công việc của UI/UX Designer tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và thiết kế giao diện cho ứng dụng, website.
  • Kỹ sư DevOps (DevOps Engineer): Kỹ sư DevOps chịu trách nhiệm xây dựng, duy trì hệ thống tự động hóa, đảm bảo sự tích hợp liên tục (CI/CD) giữa các bộ phận phát triển và vận hành.

Xem thêm: Tại sao nên học công nghệ thông tin? 7 lý do bạn nên biết

Học ngành công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Nghề công nghệ thông tin lương bao nhiêu?

Nghề công nghệ thông tin lương sẽ giao động từ 10-60 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, vị trí, kỹ năng, quy mô của công ty và cả khu vực làm việc.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương

  • Kinh nghiệm làm việc: Những người có từ 3-5 năm kinh nghiệm sẽ có mức lương cao hơn so với người mới ra trường, vì họ đã có đủ thời gian để rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm thực tế.
  • Vị trí và kỹ năng chuyên môn: Mỗi vị trí trong ngành công nghệ thông tin có mức lương khác nhau, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và kỹ năng yêu cầu. Những kỹ năng như AI, an ninh mạng, phân tích dữ liệu hiện nay đang rất được săn đón, có mức lương tốt.
  • Quy mô và lĩnh vực công ty: Các công ty lớn hoặc công ty nước ngoài thường trả lương cao hơn so với các công ty nhỏ và vừa, do họ có ngân sách rộng rãi và yêu cầu cao về chuyên môn.
  • Khu vực làm việc: Mức lương cũng phụ thuộc vào nơi làm việc. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mức lương cho ngành công nghệ thông tin thường cao hơn so với các khu vực khác.

Xem thêm: Mức lương công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện tại và dự báo

Mức lương trung bình cho từng vị trí

  • Lập trình viên (Developer): Mức lương trung bình khoảng từ 10 - 25 triệu đồng/tháng cho người mới, có thể lên tới 40 - 80 triệu đồng/tháng cho người có kinh nghiệm.
  • Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst): Từ 12 - 30 triệu đồng/tháng, mức lương tăng lên tùy theo kỹ năng phân tích dữ liệu và kinh nghiệm.
  • Quản trị hệ thống (System Administrator): Lương trung bình từ 12 - 35 triệu đồng/tháng, mức lương cũng sẽ cao dần theo thời gian và kỹ năng.
  • Chuyên viên an ninh mạng (Cybersecurity Specialist): Mức lương khởi điểm khoảng 15 - 40 triệu đồng/tháng, có thể cao hơn nếu đảm nhận các vai trò quản lý.
  • Chuyên viên trí tuệ nhân tạo và học máy (AI/ML Specialist): Từ 15 - 50 triệu đồng/tháng, thậm chí có thể cao hơn tùy vào quy mô công ty và dự án.
  • Quản lý dự án (IT Project Manager): Lương cho vị trí quản lý dao động từ 20 - 60 triệu đồng/tháng, phụ thuộc vào độ lớn của dự án và công ty.
  • Chuyên viên phát triển giao diện người dùng (UI/UX Designer): Lương trung bình cho vị trí này dao động từ 12 - 30 triệu đồng/tháng cho người mới bắt đầu, có thể lên tới 40 - 60 triệu đồng/tháng cho những người có kinh nghiệm chuyên sâu.
  • Kỹ sư DevOps (DevOps Engineer): Lương cho vị trí ỹ sư DevOps khoảng 15 - 35 triệu đồng/tháng cho người mới vào nghề và có thể lên tới 45 - 70 triệu đồng/tháng đối với các chuyên gia.

Nghề công nghệ thông tin lương bao nhiêu?

Sinh viên công nghệ thông tin xin việc ở đâu?

Sinh viên công nghệ thông tin xin ở nhiều nơi như: Các công ty công nghệ, doanh nghiệp trong các ngành nghề khác, khởi nghiệp và làm tự do, các tổ chức và cơ quan chính phủ.

  • Các công ty công nghệ: Các công ty chuyên về phần mềm, dịch vụ kỹ thuật số, công nghệ cao như FPT, Viettel, VNG hoặc các công ty đa quốc gia như IBM, Microsoft, Google đều là nơi lý tưởng để sinh viên công nghệ thông tin khởi đầu sự nghiệp.
  • Doanh nghiệp trong các ngành nghề khác: Hiện nay, các công ty thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế đều có nhu cầu tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin để phát triển và bảo trì hệ thống, từ đó tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.
  • Khởi nghiệp và làm tự do (Freelancer): Với sự phát triển của các nền tảng trực tuyến, nhiều bạn trẻ có thể làm việc tự do hoặc khởi nghiệp trong các lĩnh vực phát triển phần mềm, thiết kế website, an ninh mạng, AI và nhiều lĩnh vực khác.
  • Các tổ chức và cơ quan chính phủ: Nhu cầu chuyển đổi số tại các cơ quan nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận cũng mở ra cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên công nghệ thông tin .

Trên đây là thông tin về một vài vị trí phổ biến trong ngành công nghệ thông tin và mức lương mà VTI Academy muốn gửi tới các bạn. Ngoài ra, ngành này cũng còn rất nhiều công việc khác, mức lương cũng vô cùng cao. Nếu các bạn còn biết thêm về vị trí nào nữa thì comment xuống dưới cho VTI Academy biết với nhé!

Các tin tức khác:

Đăng ký tư vấn
cùng đội ngũ chuyên gia VTI ACADEMY!!

icon đăng ký icon đăng ký