Những điều về nghề kỹ sư cầu nối BrSE mà bạn chưa biết?
Ngành CNTT Việt Nam những năm gần đây đã có những bước tiến vượt bậc. Các công ty công nghệ nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản đang thành lập rất nhiều tại nước ta. Và khi nhắc đến những doanh nghiệp IT của xứ sở hoa anh đào ta không thể nào không nhắc đến vị trí kỹ sư cầu nối (BrSE). Vậy BrSE là gì? Cùng tìm hiểu qua viết dưới đây
Bridge System Engineer là gì?
BrSE là viết tắt của "Bridge Software Engineer," tức là Kỹ sư cầu nối phần mềm. Đây là một vị trí trong ngành công nghệ thông tin, thường đảm nhiệm vai trò kết nối giữa các đội ngũ phát triển phần mềm ở hai đầu cầu khác nhau, ví dụ như giữa một công ty ở Nhật Bản và một công ty phát triển phần mềm ở Việt Nam.
Người làm kỹ sư cầu nối nhất thiết phải có hiểu biết về kỹ thuật và khả năng tiếng Nhật tối thiểu từ N2 trở lên.
Tại sao Nhật Bản lại cần đến kỹ sư cầu nối?
Nhật Bản từ trước đến nay đều được mệnh danh là cường quốc CNTT với những tên tuổi lớn khi nhắc tới ai cũng biết như: Toyota, Honda, Yamaha…Nhưng ngày nay, đất nước này đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số. Do đó, họ thiếu hụt số lượng nhân sự trẻ ở mọi ngành nghề, đặc biệt là ngành IT.
Với những nét văn hóa đặc trưng của mình, có những điều họ sẽ khó hoặc không muốn nói với đối tác khi làm việc. Vì thế, họ rất cần những người vừa có kiến thức về công nghệ, vừa thành thạo được tiếng Nhật và am hiểu về văn hóa của họ. Từ đó giúp họ giao tiếp, truyền tải những điều họ muốn đến khách hàng. Những doanh nghiệp CNTT của Nhật sẵn sàng chi trả mức lương rất cao dành cho những người giỏi tiếng Nhật và biết về IT. Đến đây chắc các bạn cũng đã phần nào hiểu được Bridge Engineer là gì rồi đúng không nào.
Công việc của một kỹ sư cầu nối là gì?
Công việc hàng ngày
Bạn có thắc mắc công việc hằng ngày của một BrSE là gì không? Kỹ sư cầu nối tùy thuộc vào mỗi lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà có công việc khác nhau. Tuy nhiên đa phần là cần thực hiện khá nhiều công việc hàng ngày bao gồm:
- Quản lí và xử lý email, công việc liên lạc với khách hàng.
- Lập kế hoạch hàng ngày.
- Theo sát và đảm bảo tiến độ dự án.
- Đánh giá công việc.
- Và báo cáo hàng tuần, hàng tháng tiến độ dự án.
Có thể nhận thấy công việc của một kỹ sư cầu nối luôn luân phiên giữa công ty của mình và khách hàng để đảm bảo cả hai có sự thống nhất và hợp tác chặt chẽ. Đồng thời luôn luôn cập nhật tình hình công việc để cả hai bên đều nắm rõ.
Công việc trong mỗi dự án
Nếu những thông tin phía trên là công việc hằng ngày vậy công việc trong dự án của BrSE là gì? Trên thực tế, công việc của mỗi kỹ sư cầu nối sẽ thay đổi khá nhiều khi bắt tay tiến hành vào dự án và đồng thời nó cũng sẽ thay đổi trong từng giai đoạn riêng của dự án. Công việc cụ thể sẽ được chia ra như sau:
Bắt đầu dự án: Nghiên cứu, lên kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ.
Tiến hành dự án: Quản lý và giám sát các hoạt động cụ thể của dự án, thay đổi các chiến lược, phương pháp để tăng năng suất và chất lượng dự án.
Kết thúc dự án: Tổng kết, thử nghiệm sản phẩm trước khi gửi đến khách hàng.
Công việc của những người kỹ sư cầu nối khá vất vả và yêu cầu người kỹ sư phải thật linh hoạt, nhạy bén để thích ứng với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc.
Lương kỹ sư cầu nối Nhật Bản
- Beginner: Đây là giai đoạn bắt đầu của công việc kỹ sư cầu nối khi bạn còn chưa có nhiều kinh nghiệm kỹ năng. Và ở giai đoạn khởi đầu này bạn sẽ được làm việc với những người đi trước để học hỏi. Mức lương khởi điểm của giai đoạn bắt đầu này sẽ ~ 2000 USD.
- Level 1: Ở giai đoạn này bạn có thể làm việc độc lập và đặc biệt trình độ tiếng Nhật của bạn phải là mức N2. Để có thể lên Level 1 thì bạn cần phải trải qua 1 – 2 năm kinh nghiệm làm việc thực tiễn. Và số lương bạn nhận được sẽ là khoảng từ 2000 – 3000USD.
- Level 2: Ở mức này, bạn cần hoàn thiện mọi thứ và kỹ năng xử lý tình huống, tiếp xúc với khách hàng cũng phải nâng lên rất cao. Mức lương của kỹ sư cầu nối lúc này sẽ rơi vào khoảng 3000-4000 USD.
-
Level 3: Khác với những mức độ trên, ở đây bạn không chỉ làm việc độc lập mà còn có khả năng định hướng kế hoạch, hành động cùng với khách hàng và tham gia vào công việc ký kết hợp đồng. Mức lương sẽ là trên 4000-6000 USD.
-
Level 4: Và cuối cùng ở Level cao nhất, lúc này bạn có đầy đủ khả năng và điều kiện để có thể tạo lập cho mình một công ty với thương hiệu riêng của chính mình. Mức lương lúc này sẽ không được quy đổi rõ ràng mà sẽ theo lợi nhuận và sự trao đổi của từng dự án.
Tố chất để trở thành BrSE là gì?
Với mức lương cực khủng như vậy, bạn có thắc tố chất để trở thành BrSE là gì không?
- Kiên trì: Mỗi kỹ sư cầu nối Nhật Bản cần khoảng thời gian từ 2 năm trở lên để làm việc độc lập, vậy nên trong thời gian đó cần chịu khó, kiên trì học hỏi và rèn luyện.
- Tính trách nhiệm cao: Mỗi dự án thì người làm cầu nối cần phải theo đuổi từ khi bắt đầu đến khi kết thúc, vậy nên người kỹ sư cần có tinh thần trách nhiệm cao.
- Chịu khó học hỏi: Học không bao giờ là đủ, nhất là đối với nghề kỹ sư cầu nối vì có rất nhiều thứ phải bạn cần học hỏi và trau dồi.
- Điềm tĩnh: Khi tiếp xúc với nhiều đối tượng cần sự điềm tĩnh, nhẫn nại để xử lý và giải quyết công việc hiệu quả.
Địa chỉ cung cấp khóa đào tạo kỹ sư cầu nối uy tín
Nếu bạn đã biết BrSE là gì? Lương của kỹ sư cầu nối là bao nhiều? Tố chất trở thành BrSE là gì? Vậy bạn đã biết ở đâu đào tạo nghề BrSE chất lượng chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ khóa học kỹ sư cầu nối tại VTI Academy nhé! Trực thuộc VTI – tập đoàn CNTT với hệ sinh thái dịch vụ đa dạng, có trụ sở ở cả Việt Nam và Nhật Bản, VTI Academy hiểu rất rõ các doanh nghiệp CNTT cần gì ở một BrSE. Học viện đang triển khai khóa đào tạo kỹ cầu nối và được đông đảo các bạn học viên ủng hộ.
Tham gia khóa học bạn sẽ được:
- Đào tạo kiến thức về BrSE từ cơ bản đến nâng cao. Học viên có cơ hội được trải nghiệm vị trí BrSE ngay trong quá trình học tập tại dự án của VTI Japan
- Học các kiến thức Business Analysis, Software Process, Developer, Tester Project manager, Business manner, Project…
- Đội ngũ giảng viên là các kỹ sư cầu nối có kinh nghiệm và đang thực chiến trong các công ty lớn về CNTT
- VTI Academy và VTI Japan đều trực thuộc VTI Group – Công ty phần mềm có khách hàng chủ yếu là Nhật bản.
- Cam kết giới thiệu việc làm
Qua bài viết này chắc hẳn VTI Academy đã giúp bạn hiểu được BrSE là gì. Nghề kỹ sư cầu nối (BrSE) không chỉ đem lại cho các bạn một mức lương cao mà còn giúp bạn có cơ hội được sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, gặp gỡ với rất nhiều người. Nếu muốn theo đuổi vị trí này thì hãy hành động ngay hôm nay bạn nhé!