Business Analyst cần học gì? Nên học Business Analyst ở đâu?

Business Analyst là nghề nghiệp vô cùng tiền năng với mức lương và cơ hội việc làm rất cao trong ngành CNTT. Vậy Business Analyst cần học gì? Nên học Business Analyst ở đâu? Cùng VTI Academy đi tìm câu trả lời nhé!

1. Business Analyst cần học gì?

Trước khi biết Business Analyst cần học gì, chắc chắn rằng bạn cần hiểu Business Analyst là gì? Business Analyst (viết tắt là BA) hay còn gọi là phân tích nghiệp vụ - một vị trí vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp. Công việc chính của BA là nghiên cứu, đánh giá và phân tích thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh hoặc dự án để đưa ra các giải pháp cụ thể và hỗ trợ quyết định chiến lược của doanh nghiệp.

Dưới đây là một số kỹ năng và kiến thức quan trọng để trả lời cho câu hỏi Business Analyst cần học gì:

Phân tích kinh doanh

Hiểu biết chi tiết về phương pháp phân tích: Business Analyst cần có khả năng sử dụng và lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp với mỗi tình huống cụ thể. Việc hiểu rõ về SWOT, PESTLE, Five Forces giúp họ đánh giá môi trường kinh doanh và xác định các yếu tố quyết định.
Tạo và duy trì tài liệu yêu cầu: Nếu muốn trở thành một BA bạn phải trang bị cho mình khả năng biểu diễn thông tin một cách rõ ràng và chi tiết. Việc tạo và duy trì tài liệu yêu cầu giúp đảm bảo rằng mọi bên liên quan đều hiểu rõ về mục tiêu và yêu cầu của dự án.

Quản lý dự án

Hiểu biết về các phương pháp quản lý dự án: BA thường tham gia vào các dự án phức tạp và đa chiều. Việc hiểu về Agile, Scrum, Waterfall giúp họ tối ưu hóa quy trình làm việc và tương tác hiệu quả với các đội ngũ khác.
Kỹ năng quản lý thời gian và nguồn lực: Quản lý thời gian và nguồn lực là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng dự án được triển khai đúng hẹn và hiệu quả.

Hiểu biết về quy trình kinh doanh

Đánh giá và tối ưu hóa quy trình: Nếu làm một BA bạn cần hiểu rõ về các quy trình kinh doanh hiện tại để đề xuất những cải tiến và tối ưu hóa quy trình làm việc.
Phân tích tác động của thay đổi: Khi đề xuất thay đổi trong quy trình, BA cũng cần xem xét về tác động của những thay đổi đó đối với cả hệ thống và nhóm nhân sự.

/upload/images/banner-home/business-analyst-can-hoc-gi-nen-hoc-business-analyst-o-dau.jpg

Kỹ năng giao tiếp và tương tác

Giao tiếp hiệu quả: Kỹ năng giao tiếp rõ ràng, chính xác và hiệu quả giúp BA tương tác một cách hiệu quả với các bên liên quan trong khi làm việc nhóm
Kỹ năng lắng nghe: Không những thế BA cũng cần biết lắng nghe một cách chân thành để hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng và đội ngũ phát triển.

Kiến thức công nghệ thông tin

Hiểu biết hệ thống: Một trong những kiến thức vô cùng quan trọng mà BA cần có đó chính là kiến thức vững về kiến trúc hệ thống và các công nghệ liên quan để hiểu rõ về khả năng và hạn chế của hệ thống.
Làm việc với đội phát triển: Kỹ năng làm việc chặt chẽ với các đội phát triển giúp BA chuyển đổi yêu cầu thành sản phẩm và dịch vụ hiệu quả.

Kiến thức tài chính

Hiểu biết về tài chính doanh nghiệp: Để đưa ra những yêu cầu và quyết định phù hợp cho dự án, BA cần hiểu rất rõ về các khía cạnh tài chính của doanh nghiệp
Phân tích tác động tài chính: Trước khi đề xuất thay đổi điều gì, BA nên phân tích tác động của những thay đổi này để thấy được những mặt lợi, mặt hại đối với ngân sách và lợi nhuận.

Kỹ năng mềm

Giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp BA xác định chính xác và giải quyết ổn thỏa các thách thức xuất hiện trong quá trình làm dự án.
Làm việc nhóm: Kỹ năng teamwork tốt giúp BA tạo ra một môi trường làm việc tích cực và hỗ trợ đội ngũ đạt được mục tiêu.

Trên đây là các kiến thức cần có để trả lời cho câu hỏi business analyst cần học gì.

2. Nên học Business Analyst ở đâu thì tốt nhất?

Ngoài biết Business Analyst cần học gì thì nên học Business Analyst ở đâu là một quyết định quan trọng mà bạn không nên bỏ qua.

Trường Đại học và Cao đẳng

Ưu điểm:

  • Chương trình đào tạo đầy đủ: Trường đại học và cao đẳng thường cung cấp chương trình đào tạo chất lượng.
  • Văn bằng chính thức: Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được văn bằng chính thức, giúp tăng cơ hội tìm việc.

Nhược điểm:

  • Giáo trình đã cũ: Để thay đổi một giáo trình cần rất nhiều thời gian. Do đó, các công nghệ và kiến thức tại trường có thể đã cũ và không hợp xu hướng hiện tại.
  • Thời gian kéo dài: Quá trình học tập tại các trường này thường mất nhiều thời gian hơn so với các lựa chọn khác.
  • Không chuyên sâu: Hiện nay chưa có trường nào đào tạo riêng chuyên ngành BA. Các kiến thức về BA sẽ chỉ có một phần rất nhỏ trong suốt 3-4 năm học
  • Giảng viên: Đa số các giảng viên tại các trường là các thầy giáo đang đi dạy chính thức và không làm việc tại các doanh nghiệp nên phần chia sẻ bài học, kiến thức thực tế sẽ bị hạn chế.

Các Tổ chức, Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp

Ưu điểm:

  • Chuyên sâu và thực tế: Các tổ chức và trung tâm đào tạo chuyên nghiệp thường tập trung vào kiến thức và kỹ năng cụ thể cho công việc thực tế.
  • Giảng viên có kinh nghiệm: Thường có giảng viên là những người làm việc trong ngành, mang lại kiến thức thực tế và kinh nghiệm.
  • Thời gian đào tạo ngắn: Vì chỉ đào tạo về BA, không phải học các môn học khác như: Triết học, Thể dục, Toán cao cấp nên thời gian học sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều. Chỉ từ 3-4 tháng là bạn đã có thể tự tin apply vị trí BA.

Nhược điểm:

  • Không có văn bằng chính thức: Các bằng được cấp đa số là của chính trung tâm đó thay vì các bằng từ các trường học chính quy.

/upload/images/banner-home/business-analyst-can-hoc-gi-nen-hoc-business-analyst-o-dau-1.jpg

Khóa học trực tuyến

Ưu điểm:

  • Linh hoạt: Bạn có thể học bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu có kết nối internet.
  • Chi phí thấp: Thường có chi phí học thấp hơn so với các lựa chọn khác.

Nhược điểm:

  • Thiếu sự tương tác: Thiếu giao tiếp trực tiếp với giáo viên và bạn bè, có thể làm giảm hiệu suất học tập. Khi khó khăn bạn sẽ không biết hỏi ai.
  • Không có giấy chứng nhận hoặc văn bằng chính thức: Một số khóa học trực tuyến không cung cấp giấy chứng nhận sau khi tốt nghiệp.
  • Không có ngôn ngữ tiếng Việt: Nhiều khóa học hiện nay chỉ có tiếng Anh, điều này là rào cản rất lớn với các bạn có vốn ngoại ngữ không tốt trong quá trình học tập.

Học qua dự án và thực hành

Ưu điểm:

  • Học bằng cách làm: Được học thông qua việc thực hiện dự án và thực hành giúp học viên nắm vững kiến thức, tăng khả năng thực chiến.
  • Phát triển kỹ năng thực tế: Giúp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc nhóm.

Nhược điểm:

  • Không có giấy chứng nhận hoặc văn bằng chính thức: Giống như tham gia khóa học trực tuyến, học qua thực hành không cung cấp giấy chứng nhận sau khi tốt nghiệp.
  • Không đủ kiến thức: Trước khi thực hành, bạn cần học nắm chắc các kiến thức cơ bản. Đặc biệt là với những bạn mới bắt đầu, sẽ không thể học qua thực hành khi chưa có nền tảng.

Kết luận

Khi chọn lựa nơi học BA, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa ưu và nhược điểm của mỗi lựa chọn để đảm bảo rằng nó phù hợp với mục tiêu và điều kiện cá nhân của bạn.

3. Khóa học Business Analyst tại VTI Academy

Nếu bạn đang tìm một nơi học BA uy tín chất lượng thì bạn không nên bỏ qua VTI Academy. Học viện hiện nay đang là đơn vị hàng đầu trong việc đào tạo BA.

Khóa đào tạo BA tại VTI Academy được xây dựng một cách tỉ mỉ, đảm bảo từng bài giảng mang đến kiến thức chất lượng, từ những nền tảng cơ bản đến những khía cạnh nâng cao. Đội ngũ giảng viên của học viện đều là những chuyên gia BA có kinh nghiệm từ 5-10 năm, luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên không chỉ nắm vững các kiến thức mà còn có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với vị trí BA.

Chương trình đào tạo mang lại nhiều giá trị cho học viên, bao gồm:

  • Nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết để trở thành một BA xuất sắc.
  • Trải nghiệm chương trình học theo các chuẩn quốc tế như BABOK, PMBOK, AdvanceISTBQ
  • Thực hành và sử dụng thành thạo các công cụ, mẫu biểu thường dùng trong lĩnh vực BA.
  • Sẵn sàng tham gia vào các dự án với vai trò chính là BA, từng bước chuẩn bị cho học viên cho thế giới thực tế.

Với lâu năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, VTI Academy cam kết giới thiệu việc làm cho tất cả các bạn học viên tại các công ty lớn về CNTT.

Bài viết này đã giúp các bạn biết được business analyst cần học gì rồi đúng không nào. Chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục nghề BA!

Các tin tức khác:

Đăng ký tư vấn

icon đăng ký