Chứng chỉ Java là gì? Có mấy loại chứng chỉ Java?

Lập trình hướng đối tượng, trợ thủ code - là những keyword dễ dàng bắt gặp khi tìm kiếm về chứng chỉ Java. Chứng chỉ Java là gì? Có mấy loại chứng chỉ Java?

1. Chứng chỉ Java Oracle là gì? Có mấy loại chứng chỉ Java của Oracle

Chứng chỉ Java Oracle là gì? 

Chứng chỉ Java là một loại chứng chỉ chứng minh kỹ năng và kiến thức của cá nhân trong lĩnh vực phát triển phần mềm sử dụng ngôn ngữ lập trình Java. Đây là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi và được công nhận trên toàn cầu.

Oracle được biết đến là chủ sở hữu của ngôn ngữ Java, đồng thời cũng cung cấp chứng chỉ Java. Về cơ bản, chứng chỉ Java Oracle được chia làm 3 cấp bậc tương ứng với trình độ của lập trình viên.

Phân loại chứng chỉ Java Oracle

  • Oracle Certified Associate (OCA) : Đây là cấp độ đầu tiên, đơn giản và cơ bản nhất. Cấp độ dành cho người mới bắt đầu hoặc người mới làm quen với ngôn ngữ Java. Ở trình độ sinh viên sẽ bước đầu tiếp cận với loại ngôn ngữ này. Chứng chỉ mới đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của nền tảng. Nó bao gồm các kỹ năng và kiến ​​thức quan trọng để sử dụng các ngôn ngữ Java cơ bản và thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Oracle Certified Professional (OCP) : Lộ trình 2 của chứng chỉ dành cho người có kiến thức và sử dụng thành thạo kiến thức Java. Ở cấp độ này, bạn phải đạt được hiệu suất và độ rõ ràng khi viết mã. Kiến thức bao gồm các phương pháp về cách sử dụng các tính năng Java mới và tối ưu thời gian phát triển của bạn.
  • Oracle Certified Master (OCM) hay Oracle Certified Expert (OCE) là 2 chứng chỉ cấp cao nhất của chứng chỉ lập trình Java. Để đạt được chứng chỉ OCM và OCE, bạn phải trải qua một quá trình kiểm tra và thi thực hành khó khăn. Hai chứng chỉ này thường yêu cầu các ứng viên có kinh nghiệm làm việc thực tế với cơ sở dữ liệu Oracle và sử dụng các công nghệ Oracle liên quan.

/upload/images/anh-link/chung-chi-java-la-gi-co-may-loai-chung-chi-java-2.jpg

2. Nội dung thi chứng chỉ Java Oracle?

Về cơ bản, nội dung thi chứng chỉ Java Oracle tập trung vào các mục như: 

  • Lập trình hướng đối tượng
  • Lập trình hàm thông qua các luồng và biểu thức lambda
  • Module
  • Kiểm soát luồng chương trình
  • Mảng và bộ sưu tập
  • Java I / O API
  • Hệ thống mô-đun nền tảng Java
  • Bản địa hóa

3. Ứng dụng thực tế của lập trình Java 

Phát triển ứng dụng trên Android

Ngôn ngữ Java “góp mặt” trong phần lớn các ứng dụng của Android. Độ tương thích của Java với Android dường như phù hợp nhất. Trong vài năm trở lại đây, các kỹ sư lập trình Java còn được biết đến với cái tên nhà phát triển ứng dụng Android. 

Phát triển web back-end

Không chỉ Android, Java được áp dụng trong việc phát triển back-end của các website. Theo thống kê có tới hơn 80% các website được xây dựng bằng Java. Đặc biệt hơn, Java cũng được sử dụng cho việc phát triển các công nghệ mới nổi như robot. 

Java góp mặt trong máy chủ dịch vụ tài chính

Goldman Sachs, Citigroup, Barclays, Standard Chartered - các ngân hàng toàn cầu lớn đều sử dụng Java cho các hệ thống giao dịch điện tử. Ngay cả các hệ thống xác nhận và kiểm toán cũng được ứng dụng Java. Nhiệm vụ của ngôn ngữ này là nhận dữ liệu từ máy chủ, xử lý và gửi quy trình tiếp theo. 

J2ME vẫn được sử dụng 

Có thể nói sự ra đời của iOS và Android gần như khiến thị trường J2ME không còn chỗ đứng. Nhưng dòng điện thoại cấu hình thấp của Nokia và Samsung vẫn còn sử dụng J2ME. J2ME vẫn còn hoạt động trên các sản phẩm như đĩa Blu-ray, Cards, Set top boxes v.v… WhatsApp trở nên phổ biến là bởi vì nó cũng có sẵn trên J2ME cho tất cả những thiết bị cầm tay của Nokia (J2ME là 1 nhánh của ngôn ngữ lập trình Java, được sử dụng trên di động hoặc các thiết bị điện tử cầm tay) 

Java ứng dụng trong khoa học 

Hiện nay, Java thường là lựa chọn mặc định cho các ứng dụng khoa học, bao gồm cả xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Nguyên nhân chính là Java an toàn hơn, di động, có thể bảo trì và đi kèm với các công cụ Concurrency cấp cao tốt hơn C ++ hoặc bất kỳ ngôn ngữ nào khác.

Lập trình nhúng 

Java là phần quan trọng trong sản phẩm cần đến lập trình nhúng. Nhà phát triển chỉ cần khoảng 130KB để có thể sử dụng công nghệ Java trên ATM, các thẻ điện tử khác để có mã quét. 

/upload/images/anh-link/chung-chi-java-la-gi-co-may-loai-chung-chi-java-1.jpg

4. Lý do Java trở thành ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng

  • Java có thể chạy trên hầu hết các hệ điều hành. Từ khóa “độc lập nền tảng” gắn liền với ngôn ngữ lập trình Java. Các hệ điều hành cũng đồng thời chạy được khi sử dụng chương trình Java Virtual Machine. Ưu điểm là là các chương trình được mã hóa bằng Java chỉ phải viết một lần.
  • Java sở hữu khả năng mở rộng lớn và dễ bảo trì. Các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ khi phát triển phần mềm đều không bỏ qua ngôn ngữ Java. Ngay cả khi hệ thống ứng dụng web của bạn phức tạp hơn, nó vẫn có thể giữ cho code chạy bình thường và không bị lỗi.
  • Ngôn ngữ lập trình này cũng tương đối dễ tiếp cận. Chính vì đặc điểm này mà Java thường được chọn là ngôn ngữ để tự học lập trình cho người mới bắt đầu. Hay được coi là nền tảng của lập trình. 
  • Sử dụng Java giúp đơn giản hóa quá trình lập trình bởi nó không cần quản lý bộ nhớ hộp. Nên dev không cần sử dụng bộ nhớ hay thư viện trung gian khi lập trình. 

5. Tại sao nên tham gia khóa đào tạo lập trình Java tại VTI Academy

Học Java như nào cho hiệu quả? Lộ trình học thế nào để dễ dàng chinh phục Java nhất? Làm sao để ứng dụng được Java trong phát triển phần mềm?  Tất cả sẽ có trong khóa đào tạo Java tại VTI Academy

  • Đơn vị uy tín: Nằm trong hệ sinh thái công nghệ của VTI Group, VTI Academy ghi dấu ấn mạnh mẽ với các khóa đào tạo IT thực chiến. Chương trình học đều mang tính thực tiễn, cô đọng và hiệu quả. 
  • Đào tạo các kiến thức về Java từ cơ bản đến nâng cao
  • Đội ngũ Mentor là các các chuyên gia về Java trực tiếp giảng dạy, hỗ trợ 24/7
  • Thời gian thực hành chiếm 60%
  • Trang bị đầy đủ các kỹ năng mềm: phỏng vấn, thuyết trình, viết CV,...
  • Cam kết việc làm tại các tập đoàn hàng đầu về IT như: VTI, FPT, CMC… 

Xem thêm:

Khóa học Java Web Fullstack dành cho người mới bắt đầu

Khóa học Java Web Fullstack dành cho người đã có nền tảng

Các tin tức khác:

Đăng ký tư vấn

icon đăng ký