Data Analyst là gì? Data Analyst học ngành gì?
Trong thời đại 4.0, công nghệ kỹ thuật số và dữ liệu số đang trỗi dậy mạnh mẽ. Để đạt được hiệu suất kinh doanh tối ưu, các doanh nghiệp cần phải thực hiện phân tích và lựa chọn những thông tin có giá trị từ lượng dữ liệu đã thu thập. Những người đảm nhiệm vai trò đó gọi là Data Analyst. Vậy Data Analyst là gì? Data Analyst làm gì? Hãy cùng VTI Academy tìm hiểu về Data Analyst thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Data Analyst là gì?
Data Analyst là những nhà phân tích dữ liệu, đóng vai trò quan trọng như những người biên dịch cho ngôn ngữ của dữ liệu. Nhiệm vụ của họ là thực hiện phân tích chi tiết để cung cấp thông tin sâu rộng, giúp hỗ trợ quá trình ra quyết định và lập kế hoạch của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Với mọi quy mô doanh nghiệp, vai trò của họ luôn đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển và thành công của tổ chức.
Các Data Analyst thường tận dụng kỹ năng SQL để trích xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu của tổ chức, sau đó áp dụng kiến thức chuyên môn để bảo đảm tính chính xác của dữ liệu thu thập. Sau bước này, họ sử dụng kỹ năng lập trình để phân tích dữ liệu và áp dụng kiến thức chuyên sâu để tạo các báo cáo kết quả, mà sau đó được trình bày cho cấp quản lý. Thủ tục này giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định hoặc xác định hướng đi phù hợp cho sự phát triển của tổ chức.
2. Data Analyst là làm gì?
Bên cạnh định nghĩa chung, để hiểu rõ Data Analyst là gì, Data Analyst là ngành gì thì chúng ta cần tìm hiểu về mô tả công việc của họ. Tuy các yêu cầu lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của từng doanh nghiệp, từng môi trường làm việc có sự khác biệt, Data Analyst làm gì sẽ phụ thuộc vào đặc thù công việc của từng nơi, từng job. Nhưng các nhiệm vụ chính của Data Analyst sẽ bao gồm:
Thu thập dữ liệu
Với một lượng dữ liệu vô cùng lớn và đa dạng từ mọi nguồn trên Internet và các khảo sát ý kiến khách hàng, Data Analyst phải đảm bảo việc thu thập dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu diễn ra chính xác từ những nguồn này. Dữ liệu có thể tồn tại ở nhiều định dạng khác nhau, bao gồm văn bản, số liệu, hình ảnh, và nhiều dạng khác. Lựa chọn loại dữ liệu cụ thể phụ thuộc vào yêu cầu và mục tiêu của dự án nghiên cứu.
Xử lý và phân tích dữ liệu
Khi quá trình thu thập dữ liệu hoàn tất, dữ liệu nguyên thủy sẽ cần phải được xử lý và tinh chỉnh để tạo thành một bộ dữ liệu tiêu chuẩn. Sau đó, bước tiếp theo là tiến hành phân tích dữ liệu bằng sử dụng các công cụ thống kê như SPSS, SQL hoặc STATA. Các kết quả phân tích này sẽ cung cấp thông tin thống kê chi tiết liên quan đến mỗi câu hỏi được nghiên cứu.
Thiết kế báo cáo
Data Analyst cần sử dụng tư duy cũng như kỹ năng biên soạn báo cáo để biến các con số thành biểu đồ và hình ảnh một cách trực quan. Đôi khi, họ có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ để tăng hiệu suất trong việc tạo báo cáo. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là khả năng phát hiện và trình bày những thông tin quan trọng và hữu ích từ các số liệu thống kê cho doanh nghiệp.
Tư vấn cho doanh nghiệp
Sau khi hoàn thành báo cáo, nhân viên Data Analyst cần trình bày kết quả cho doanh nghiệp và chi tiết hóa các vấn đề đã phát hiện để giúp ban lãnh đạo hiểu rõ hơn tình hình. Thực hiện này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc định đoạt các quyết định đúng đắn cho hiện tại và tương lai của họ.
3. Data Analyst học ngành gì?
Sau khi hiểu được Data Analyst là gì, nếu bạn bắt đầu cảm thấy hứng thú với công việc này và muốn theo đuổi, thì dưới đây là gợi ý chọn ngành học cho bạn.
Nhiệm vụ của Data Analyst đòi hỏi sự vận dụng rộng rãi về toán học thống kê, công nghệ máy học (Machine Learning), nền tảng cơ sở dữ liệu và cần kiến thức cơ bản về lập trình. Do đó, nếu bạn quyết định theo đuổi sự nghiệp Data Analyst, bạn nên xem xét việc học các chuyên ngành và môn học tại các trường đại học như:
- Công nghệ thông tin
- Toán học ứng dụng
- Khoa học máy tính
- Kỹ thuật phần mềm
- Hệ thống thông tin,…
Tuy nhiên, vai trò của phân tích dữ liệu vẫn sẽ vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực. Ngoài kiến thức chuyên môn, một Data Analyst cần hiểu biết sâu về lĩnh vực mình đang làm việc trong (như y tế, giáo dục, bảo hiểm, ngân hàng, và nhiều lĩnh vực khác). Điều này có nghĩa là nếu bạn có nền tảng từ các ngành khác, bạn vẫn có cơ hội để trở thành một Data Analyst xuất sắc nếu học thêm các kĩ năng cứng thông qua các khoá học thêm bên ngoài.
4. Khoá học Data Analyst với Excel và Power BI
Khóa học Data Analyst của VTI Academy có khung chương trình đào tạo được thiết kế theo quy trình phân tích dữ liệu. Cung cấp nền tảng kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về Excel và Power BI để phân tích dữ liệu, vận dụng vào công việc thực tế hằng ngày.
Khoá học này sẽ trang bị kiến thức nền tảng vững chắc dành cho các bạn muốn chuyển sang ngành Data Analyst, giúp bạn hiểu được data analyst là gì và cách vận dụng excel, power BI vào quy trình phân tích dữ liệu. Sau khi học xong, bạn sẽ có thể:
- Thành thạo các tác vụ bảng tính cơ bản bao gồm điều hướng, nhập dữ liệu và sử dụng công thức
- Sử dụng tốt các kỹ thuật, hàm cơ bản/nâng cao để nhập và làm sạch dữ liệu trong Excel
- Biết cách phân tích dữ liệu trong bảng tính bằng cách sử dụng chức năng lọc, sắp xếp, tra cứu và Pivot Table
- Tạo được các biểu đồ cơ bản như biểu đồ đường, thanh và hình tròn bằng bảng tính Excel
- Tự xây dựng các biểu đồ và trực quan hóa nâng cao như Treemaps, Sparklines, Histogram, Scatter Plots và Filled Map Charts
- Giải thích được vai trò của các biểu đồ trong việc kể câu chuyện (Storytelling) dựa trên dữ liệu từ quá khứ, hiện tại để đưa ra các quyết định chiến lược trong tương lai
- Xây dựng và chia sẻ Dashboard bằng cách sử dụng Excel và Power BI
5. Kết luận
Hi vọng bài viết này đã cung cấp được những thông tin hữu ích để giúp bạn hiểu được Data Analyst là gì, Data Analyst học ngành gì và học thêm ở đâu.
Follow thêm fanpage VTI Academy để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về ngành CNTT và khám phá các khoá đào tạo hấp dẫn nhé!