Làm tester có khó không? Muốn làm tester nên học gì?

Để trở thành một tester thực thực thụ thì kiến thức thôi là chưa đủ mà người học còn phải rèn luyện rất nhiều các kỹ năng khác liên quan. Do đó, những bạn đang muốn theo con đường này còn e ngại. Vậy làm tester có khó không? Cùng VTI Academy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Làm tester là làm gì? Có khó không?

Kiểm thử không chỉ là một bước quan trọng mà là một quá trình không thể thiếu trong việc phát triển các ứng dụng và phần mềm hiện nay. Đây là giai đoạn quyết định để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng không chỉ hoạt động như mong đợi mà còn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, an ninh và trải nghiệm người dùng.

Mục tiêu chính của kiểm thử là phát hiện các lỗi, bugs và vấn đề khác trong phần mềm trước khi nó được triển khai rộng rãi. Việc này giúp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật và tài chính cho tổ chức phát triển, đồng thời bảo vệ người dùng khỏi các vấn đề tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng. Vậy làm tester có khó không?

Dù bạn đã có hoặc chưa có kiến thức nền tảng về CNTT thì bạn vẫn có thể làm tester được. Làm tester không khó nhưng làm tester thực thụ, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng thì không hề dễ dàng. Do đó, dù là đối tượng nào nếu bạn đã muốn làm tester thì nên học tập, trau dồi các kiến thức mà một kiểm thử viên cần có, học đi đôi với hành, rèn luyện các kỹ năng khác như: tỉ mỉ, cẩn thận. Đặc biệt ngành CNTT thay đổi rất nhất nên bạn hãy luôn học hỏi để cập nhật những công nghệ mới vào công việc, như vậy bạn mới không bị bỏ lại phía sau.

/upload/images/anh-link/lam-tester-co-kho-khong-muon-lam-tester-nen-hoc-gi.jpg

2. Làm tester nên học ngành gì?

Nếu bạn muốn trở thành một tester, có một số ngành học có thể hữu ích cho bạn:

  • Khoa học máy tính: Học về lập trình, cấu trúc dữ liệu và thuật toán giúp bạn hiểu rõ về quy trình phát triển phần mềm cũng như cách thức hoạt động của ứng dụng.
  • Kỹ thuật phần mềm: Tìm hiểu về quy trình phát triển phần mềm, kiểm thử, quản lý dự án và các công cụ phát triển phần mềm
  • Công nghệ thông tin: Học về hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và mạng máy tính để hiểu về cách các hệ thống hoạt động, làm thế nào để kiểm thử chúng.

Hãy chọn ngành mà bạn cảm thấy hứng thú và thích hợp với mục tiêu sự nghiệp của bạn. Nhưng nếu bạn đã đi làm và chưa từng học những ngành kia nhưng muốn chuyển ngành và đam mê làm một tester thì cũng đừng quên rằng kiến thức và kinh nghiệm mới là quan trọng nhất. Không có hai điều này thì bằng cấp cũng không thể phát huy sức mạnh của mình. Bạn có thể tham gia các khóa học ngắn hạn về tester để bổ sung thêm kiến thức giúp con đường trở thành tester dễ dàng hơn.

3. Những kiến thức nên biết nếu muốn làm tester

Dưới đây là một vài kiến thức mà bạn nên biết nếu muốn làm tester:

  • Kiến thức về tester: Đối với người làm tester, thì kiến thức về các phương pháp kiểm thử là cực kỳ quan trọng. Các phương pháp này bao gồm: unit testing (tập trung vào việc kiểm tra từng phần riêng lẻ của mã nguồn), integration testing (kiểm tra xem các thành phần đã được kết hợp lại có hoạt động như mong đợi hay không), system testing (thử nghiệm toàn bộ hệ thống) và acceptance testing (đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của người dùng cuối).
  • Kiến thức về phần mềm: Việc hiểu rõ về quá trình phát triển phần mềm, vòng đời phần mềm và kiến thức cơ bản về lập trình rất cần thiết. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm việc và cách thức để đọc, hiểu mã nguồn cũng như tương tác tốt hơn với các developer.
  • Công cụ kiểm thử: Để kiểm thử phần mềm một cách nhanh chóng, chính xác thì người làm tester phải sử dụng thành thạo các công cụ dùng để tester như: kiểm thử tự động (Selenium, Appium) và kiểm thử thủ công (Jira, TestRail).
  • Kỹ năng giao tiếp: Kiểm thử viên sẽ là người làm việc với cả đội lập trình, người quản lý dự án và khách hàng, do đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ để truyền tải các thông tin một cách chính xác, khéo léo xử lý các vấn đề xả ra sẽ là một lợi thế rất lớn đối với những người làm tester.

/upload/images/anh-link/lam-tester-co-kho-khong-muon-lam-tester-nen-hoc-gi-1.jpg

4. Các địa chỉ học tester uy tín

  • VTI Academy

Để đáp ứng nhu cầu học tập của các bạn, VTI Academy đã triển khai khóa học kiểm thử phần mềm, thu hút đông đảo học viên tham gia. Trực thuộc VTI Group, VTI Academy đang là một trong những đơn vị hàng đầu về đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao. Khóa học tester được xây dựng kỹ lượng với giáo trình chất lượng về kiểm thử, bám sát yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.

Đội ngũ Mentor giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ học viên 24/7 một cách nhiệt tình. 80% thời lượng học tập tập trung vào thực hành dự án từ cơ bản đến nâng cao, thực hiện kiểm thử chuyên nghiệp trên nhiều loại ứng dụng và nền tảng khác nhau. Ngoài kiến thức chuyên ngành, VTI Academy cung cấp cho học viên các kỹ năng mềm như teamwork, phỏng vấn, viết CV…

Sau khi tốt nghiệp học viên sẽ thành thạo các kỹ thuật kiểm thử, thiết kế kiểm thử, viết test case và được cam kết được giới thiệu việc làm.

  • FPT Software Academy

Khóa học tester tại đây được thiết kế kỹ lưỡng theo yêu cầu thực tế của các dự án. Sau khi hoàn thành, học viên sẽ có kiến thức cơ bản vững chắc về kiểm thử, từ cách xác định và hiểu rõ yêu cầu kiểm thử cho đến việc thiết kế, viết và thực hiện các kịch bản kiểm thử cho sản phẩm phần mềm. Khóa học kéo dài 2 tháng và được chia thành 3 phần. Trong 7 buổi đầu, học viên sẽ tiếp cận với SQL cho tester; tiếp theo là 11 buổi về Nền tảng Kiểm thử Phần mềm; và cuối cùng là 13 buổi tập trung vào Kiểm thử Ứng dụng Web/Mobile.

  • MindX

MindX Technology School có những khóa học tester ở chất lượng và phù hợp nhất cho mọi đối tượng học viên. Chương trình học kéo dài 6 tháng với 48 buổi học. Khi hoàn thành khóa học, học viện của MindX sẽ: nắm vững kiến thức nền tảng về kiểm thử phần mềm, hiểu rõ về quy trình phát triển các sản phẩm số, kế hoạch kiểm thử.

Tóm lại, dù làm tester hay làm bất cứ ngành nghề gì, chỉ cần bạn có mục tiêu học tập rõ rõ ràng, cố gắng theo đuổi mục tiêu đó, chăm chỉ học tập bạn nhất định sẽ thành công.

Các tin tức khác:

Đăng ký tư vấn

icon đăng ký