Tester làm những công việc gì? Tiêu chí tuyển dụng Tester

Bạn đã biết và nghe thấy nhiều người thường nhắc đến nghề tester là một nghề cực kỳ tiềm năng trong ngành CNTT. Bạn muốn chinh phục ví trí này nhưng bạn đã hiểu rõ công việc của tester thực thụ là gì chưa? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây của VTI Academy nhé!

1. Tester là gì?

Tester là gì? Tester là người chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá và xác nhận chất lượng của phần mềm trước khi nó được phát hành cho người dùng cuối. Vai trò chính của Tester là đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm đáp ứng các tiêu chí về chất lượng, hoạt động đúng đắn và đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.

Công việc của tester không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra sản phẩm, mà còn giúp tạo ra các chiến lược để cải thiện quy trình phát triển phần mềm trong tương lai. Điều này đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo rằng dự án được phát triển đáp ứng được mong đợi của khách hàng và có hiệu suất cao trong môi trường thực tế.

/upload/images/cong-viec-cua-tesster-1.jpg

2. Công việc của tester thực thụ

Hằng ngày, công việc của tester sẽ là gì, sau đây là một vài ý chính:

  • Tạo và thực hiện kế hoạch kiểm thử: Trước khi bắt đầu kiểm thử, tester cần hiểu rõ yêu cầu của dự án, định nghĩa phạm vi kiểm thử và lập kế hoạch chi tiết. Kế hoạch này bao gồm việc xác định cách tiếp cận kiểm thử, sử dụng tài nguyên như ngân sách, nhân lực và thiết lập lịch trình làm việc. Điều này yêu cầu kiến thức vững về các phương pháp kiểm thử khác nhau và khả năng lập kế hoạch một cách có hiệu quả.
  • Xác định và chuẩn bị dữ liệu kiểm thử: Để thực hiện kiểm thử hiệu quả, tester cần xác định và chuẩn bị dữ liệu phù hợp, đa dạng và đầy đủ. Đây là một phần không thể thiếu trong các công việc của tester. Điều này có thể bao gồm tạo dữ liệu thử nghiệm, dữ liệu mô phỏng hoặc sử dụng dữ liệu thực tế từ môi trường sản xuất.
  • Thực hiện các loại kiểm thử: Các loại kiểm thử như kiểm thử hộp trắng (white-box testing), kiểm thử hộp đen (black-box testing), kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống và kiểm thử chấp nhận người dùng (UAT) cần được thực hiện để đảm bảo tính chính xác, tính tương thích, tính hoạt động và hiệu suất của sản phẩm.
  • Ghi chép và báo cáo kết quả kiểm thử: Mỗi bước kiểm thử, tester nên ghi chép và phân tích kỹ lưỡng để tạo ra báo cáo kết quả chi tiết. Báo cáo này không chỉ ghi nhận các lỗi và vấn đề phát hiện được, mà còn cung cấp thông tin về độ ưu tiên của chúng và đề xuất các giải pháp khắc phục.
  • Theo dõi và báo cáo lỗi: Công việc của tester không chỉ dừng lại ở việc phát hiện lỗi, mà còn đòi hỏi người kiểm thử theo dõi và báo cáo sự tiến triển trong việc sửa chữa các lỗi này. Họ thường phải liên tục theo dõi các bản đã sửa và cập nhật phiên bản sản phẩm mới để đảm bảo rằng lỗi được fix và không gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tổng thể của sản phẩm.

Ngoài những nhiệm vụ cơ bản, công việc của tester còn bao gồm những phần như: giao tiếp giữa nhiều đội trong một dự án, linh hoạt xử lý các thay đổi nhanh chóng trong quy trình phát triển sản phẩm...

/upload/images/cong-viec-cua-tesster.jpg

3. Tiêu chí tuyển dụng tester hiện nay

Để apply thành công vị trí tester, ứng viên cần có những yếu tố cần thiết sau đây:

  • Trình độ và kinh nghiệm: Đa số các công ty đang tuyển dụng tester đều yêu cầu ứng viên tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng trở lên, chủ yếu trong các ngành như Công nghệ thông tin, Kỹ thuật Phần mềm, Khoa học công nghệ, Mạng máy tính & Truyền thông Dữ liệu, Kỹ thuật Máy tính,... Nhưng cũng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp quan trọng kỹ năng và kiến thức của bạn hơn là bằng cấp. Đặc biệt, kinh nghiệm làm việc liên quan đến kiểm thử phần mềm sẽ giúp ứng viên nổi bật và được ưu tiên trong quá trình tuyển dụng, nhất là trong thời đại cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động hiện nay.
  • Đào tạo chuyên ngành và hiểu biết về công việc: Việc được học tester một cách chuyên sâu và có kiến thức rõ ràng về công việc của tester sẽ là nền tảng vững chắc cho ứng viên. Điều này giúp họ tự tin hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm thử phần mềm một cách chính xác.
  • Hiểu biết sâu về công nghệ: Yêu cầu tiếp theo là sự thành thạo trong việc áp dụng kiến thức về kiểm thử phần mềm và sử dụng linh hoạt các công cụ kiểm thử như: Test Management, Defect Tracking, Automation,... Đây là những công cụ quan trọng hỗ trợ công việc của tester. Mặc dù ứng viên có kiến thức cơ bản từ quá trình đào tạo nhưng để thực sự thành thạo và áp dụng linh hoạt, việc tìm hiểu, học hỏi thêm qua các khóa học là điều cần thiết.
  • Theo kịp xu thế công nghệ: Công nghệ liên tục phát triển, điều này yêu cầu ứng viên phải cập nhật thông tin về những xu hướng mới nhất, những thay đổi có thể ảnh hưởng đến hệ thống phần mềm trong doanh nghiệp. Để làm được điều này, bạn nên tham gia vào các hội nghị, seminar, theo dõi các chuyên gia IT hàng đầu và cập nhật thông tin từ các công ty công nghệ hàng đầu.

Trên đây là một thông tin liên quan đến công việc của tester mà VTI Academy muốn gửi tới các bạn. Đừng quên follow chúng mình để xem thêm nhiều các bài đăng hay ho và thú vị nữa liên quan đến ngành CNTT nhé!

Các tin tức khác:

Đăng ký tư vấn

icon đăng ký