Tester cần học những gì? Hướng dẫn đầy đủ cho người muốn trở thành tester

Tester là một vị trí vô cùng quan trọng trong một dự án. Sản phẩm có đạt chuẩn hay không, có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và người dùng hay không đều cần đến các kiểm thử viên. Do đó, người kiểm thử phải có đủ kỹ năng cũng như kiến thức cần thiết để đảm bảo công việc. Vậy tester cần học những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của VTI Academy nhé!

1. Tester cần học những gì?

Để trả lời cho câu hỏi tester cần học những gì thì chắc chắn điều đầu tiên sẽ là nắm chắc các kiến thức cơ bản.

Hiểu biết về các loại kiểm thử

Đây là bước tiền đề để bạn bắt đầu chinh phục vị trí tester. Có một số loại kiểm thử phổ biến sau:

  • Kiểm Thử Đơn Vị: Kiểm tra từng thành phần (hàm, phương thức) của mã nguồn.
  • Kiểm Thử Tích Hợp: Kiểm tra các thành phần đã được kết hợp lại với nhau.
  • Kiểm Thử Hệ Thống: Kiểm tra toàn bộ hệ thống, đảm bảo tất cả các phần hoạt động tốt khi hoạt động cùng nhau.
  • Kiểm Thử Chấp Nhận: Kiểm tra xem hệ thống có đáp ứng yêu cầu của người dùng hay không.

Hiểu biết về các kỹ thuật kiểm thử

Có nhiều loại kiểm thử thì không thể nào có một kỹ thuật test được đúng không nào các bạn.

  • Kiểm Thử Hộp Trắng: Kiểm tra cấu trúc nội bộ của mã nguồn.
  • Kiểm Thử Hộp Đen: Kiểm tra chức năng của ứng dụng mà không cần biết cấu trúc nội bộ của nó.

Các bước trước khi bắt tay vào kiểm thử

Khi thực hiện quá trình test, các kiểm thử viên sẽ không thể nào làm được ngay sau khi nhận file từ phía đội lập trình. Tất cả sẽ đều cần phải có chiến lược rõ ràng. Xây dựng một chiến lược kiểm thử có thể bao gồm:

  • Phân tích yêu cầu: Hiểu rõ yêu cầu của ứng dụng và xác định cách kiểm tra chúng.
  • Xác định phạm vi: Xác định những phần của ứng dụng cần kiểm thử.
  • Lập kế hoạch: Lên kế hoạch để thực hiện kiểm thử, bao gồm thời gian và nguồn lực cần thiết.

/upload/images/anh-link/tester-can-hoc-nhung-gi-huong-dan-day-du-cho-nguoi-muon-tro-thanh-tester.png

Ngôn ngữ lập trình và các thuật toán

Câu trả lời thứ hai cho câu hỏi tester cần học những gì, đó chính là các kiến thức cơ bản về lập trình. Bởi các tester sẽ làm cùng 1 dự án và gắn kết chặt chẽ với đội developer. Do đó, hiểu biết về lập trình là điều không thể thiếu.

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. Tuy nhiên sẽ chỉ có một vài ngôn ngữ nổi tiếng và được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng như: Java, Python, PHP, C#.... Việc trang bị các kiến thức về code giúp bạn viết ra các kịch bản kiểm thử tốt hơn, phân tích và kiểm thử dữ liệu một cách hiệu quả, hiểu rõ hơn về các vấn đề tiềm ẩn trong mã nguồn. Từ đó tester sẽ có cái nhìn rõ hơn dưới góc độ lập trình cũng như đưa ra được nhiều hướng cải thiện khi sản phẩm gặp lỗi.

Công cụ test

Câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi tester cần học những gì đó chính là sử dụng được các công test. Nếu như các điều vừa kể trên dừng lại ở việc các kiến thức lý thuyết thì việc dùng thành thạo các công cụ test chính là thực hành. Dưới đây là một vài tool mà các kiểm thử viên thường dùng.

  •  Selenium: Được coi là một trong những công cụ quan trọng nhất để kiểm thử tự động trên trình duyệt web. Học cách sử dụng Selenium giúp bạn tự động hóa quá trình kiểm thử trên các trình duyệt web khác nhau, tối ưu hóa quy trình kiểm thử và tiết kiệm thời gian.
  • Appium: Công cụ này được sử dụng để kiểm thử ứng dụng di động. Hiểu về Appium giúp bạn kiểm thử ứng dụng trên nhiều nền tảng như iOS và Android, tự động hóa quy trình kiểm thử cho ứng dụng di động.
  • JMeter: Đây cũng là công cụ quản lý tải và kiểm thử hiệu suất. Hiểu rõ về JMeter giúp bạn đo lường hiệu suất của ứng dụng trong điều kiện tải cao, phát hiện và giải quyết các vấn đề về hiệu suất của ứng dụng.

2. Phát triển kỹ năng cần thiết

Nếu phần trước VTI Academy đã đề cập đến việc tester cần học những gì thì dưới đây sẽ là những kỹ năng mà một tester cần phát triển và rèn luyện.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp tốt là yếu tố rất quan trọng trong công việc kiểm thử. Một tester xuất sắc không chỉ thực hiện test mà còn cần hợp tác chặt chẽ với nhóm lập trình viên, quản lý dự án và các bên liên quan khác. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về yêu cầu và mong đợi từ mọi phía, truyền đạt thông tin về lỗi và vấn đề kiểm thử một cách rõ ràng và có trách nhiệm.

Kỹ năng viết báo cáo và tài liệu

Trong quá trình làm việc, tester sẽ phải tạo ra các báo cáo chi tiết về kết quả kiểm thử và vấn đề phát sinh. Ngoài ra, họ còn phải tài liệu hóa quy trình kiểm thử để tăng cường sự hiểu biết và chia sẻ thông tin trong nhóm. Vi thế kỹ năng viết báo cáo và tài liệu rất quan trọng. Báo cáo và tài liệu chất lượng cao thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín của kiểm thử viên cũng như của tổ chức. Điều này có thể tạo niềm tin từ phía khách hàng và đối tác.

/upload/images/anh-link/tester-can-hoc-nhung-gi-huong-dan-day-du-cho-nguoi-muon-tro-thanh-tester-1.jpg

Tư duy logic và phân tích

Tester cần có khả năng suy luận logic để xác định các kịch bản kiểm thử và dự đoán các vấn đề có thể xảy ra. Nếu kỹ năng này tốt bạn sẽ  tạo ra được các bộ kiểm thử logic và chi tiết, hiểu rõ hơn về cách ứng dụng hoạt động và các tình huống biến đổi có thể xảy ra. Nhưng đôi khi trong khi làm việc có nhiều kịch bản xảy ra mà bạn không lường trước được, nên hãy phân tích mọi thứ thất kỹ càng, nên đào sâu vào ứng dụng để tìm ra các vấn đề ẩn từ đó phát hiện các lỗ hổng đang bị ẩn.

Kiên nhẫn và cẩn thận

Một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với tester là kiên nhẫn và cẩn thận. Vì công việc chính của một người kiểm thử đó là tìm lỗi. Nếu chỉ qua loa thì sẽ bỏ lỡ nhiều chi tiết quan trọng khiến sản phẩm không thể đáp ứng được nhu cầu của khác hàng và người dùng. Vì vậy nếu xác định theo nghề tester bạn nên rèn luyện sự kiên nhẫn và cẩn thận. Kỹ năng này sẽ giúp bạn đảm bảo từng phần của ứng dụng được kiểm tra một cách tỉ mỉ và toàn diện, tránh bỏ sót lỗi và vấn đề quan trọng trong quá trình kiểm thử...

Phát triển những kỹ năng này không chỉ làm bạn trở thành một tester xuất sắc mà còn giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm. Trải qua từng dự án và thử thách, bạn sẽ ngày càng hoàn thiện và tự tin hơn trong vai trò của mình.

3. Tester học ngành gì

Hiện nay trong các trường Đại học Cao đẳng có một số ngành học phù hợp để trở thành một tester trong tương lai.

  1. Công nghệ thông tin và Kỹ thuật phần mềm: Đây là ngành học cung cấp kiến thức cơ bản về lập trình, cơ sở dữ liệu, mạng máy tính và phần mềm. Hiểu biết sâu về cấu trúc phần mềm, các ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu là rất quan trọng đối với tester.
  2. Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin: Ngành này cung cấp kiến thức về lý thuyết máy tính, thuật toán, xử lý ảnh, và học máy - những lĩnh vực ngày càng quan trọng trong việc phát triển công nghệ kiểm thử phần mềm.

Ngoài ra, nếu bạn là một người muốn trở thành tester từ con số 0, chuyển ngành thì việc quay trở lại học Đại học và Cao đẳng là điều không thể đúng không nào. Do đó, tham gia các khóa học tester ngắn hạn là lựa chọn vô cùng hoàn hảo. Chỉ trong một thời gian ngắn bạn sẽ có đầy đủ các kiến năng và kiến thức để trở thành một kiểm thử viên thực thụ.

Mong rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn tester cần học những gì. Chúc các bạn luôn học tập tốt và đạt nhiều thành công trên con đường chinh phục nghề tester. 

Các tin tức khác:

Đăng ký tư vấn

icon đăng ký