Tester là làm gì? Học gì để làm tester?

Trong ngành CNTT hiện nay, vai trò của tester là người đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản phẩm phần mềm được phát triển đúng đắn và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Vậy tester là làm gì? Học gì để làm tester thực thụ? Cùng VTI Academy tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Tester là làm gì?

Tester hay còn gọi là kiểm thử viên là những người chịu trách nhiệm kiểm tra các phần mềm, ứng dụng hoặc trang web để tìm lỗi. Ngoài ra họ còn thực hiện các kiểm thử chi tiết, xây dựng kịch bản kiểm thử đa dạng và kiểm tra tính năng của sản phẩm từ nhiều góc độ khác nhau.

Các chuyên gia kiểm thử thường tiếp cận sản phẩm với tư duy của người dùng cuối, cố gắng tìm ra các vấn đề mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng sản phẩm. Họ phân tích cách mà người dùng tương tác với giao diện, đảm bảo tính đồng nhất và dễ sử dụng. Công việc này đòi hỏi họ phải có khả năng suy luận, kiểm tra từng chi tiết một và ghi chép các kết quả một cách cẩn thận. Đọc đến đây chắc các bạn đã hiểu tester là làm gì rồi đúng không nào?

2. Công việc cụ thể của một tester là làm gì?

Phân tích yêu cầu và tài liệu

Tester đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích yêu cầu của sản phẩm. Họ thường tập trung vào việc đọc và hiểu rõ các tài liệu thiết kế, tài liệu yêu cầu và các tài liệu khác liên quan để xác định phạm vi kiểm thử. Việc này đòi hỏi khả năng phân tích chi tiết để đảm bảo rằng mọi khía cạnh của sản phẩm đều được kiểm thử đầy đủ và toàn diện.

Lập kế hoạch kiểm thử và xây dựng test case

Sau khi hiểu rõ yêu cầu và phạm vi, tester sẽ xác định phương pháp tiếp cận kiểm thử và xây dựng kế hoạch chi tiết. Họ tạo các test case, định nghĩa các trường hợp kiểm thử dựa trên thông tin từ tài liệu và kinh nghiệm của bản thân. Công việc này yêu cầu sự cẩn trọng, logic và kiên nhẫn để đảm bảo rằng mọi khả năng của sản phẩm được kiểm tra một cách kỹ lưỡng.

/upload/images/anh-link/tester-la-lam-gi-hoc-gi-de-lam-tester.jpg

Thực hiện kiểm thử và ghi nhận kết quả

Tester thực hiện các bài kiểm thử theo các test case đã xây dựng, kiểm tra tính đúng đắn, hiệu suất và tương tác của sản phẩm. Họ ghi nhận kết quả, báo cáo lỗi hoặc vấn đề phát sinh và đưa ra các bước tiếp theo để sửa chữa hoặc cải thiện.

Phản hồi và cải thiện chất lượng sản phẩm

Sau khi hoàn thành kiểm thử, tester cung cấp phản hồi chi tiết về các lỗi phát sinh và các vấn đề khác mà họ gặp phải. Họ làm việc chặt chẽ với nhóm lập trình viên để giải quyết các vấn đề này và đưa ra hướng cải thiện. Ngoài ra, dựa trên kinh nghiệm từ các dự án trước, tester thường đề xuất cải tiến về quy trình kiểm thử để tối ưu hóa chất lượng sản phẩm và hiệu suất của quá trình kiểm thử trong tương lai.

3. Học gì để làm tester?

Dưới đây là một vài kiến thức và kỹ năng để làm tester thực thụ mà bạn không nên bỏ qua:

Nắm rõ các kỹ năng cần thiết

  • Kiến thức cơ bản về công nghệ

Để trở thành một tester, việc nắm vững kiến thức cơ bản về CNTT là rất quan trọng. Điều này bao gồm hiểu biết về cấu trúc phần cứng, kiến thức về hệ điều hành, mạng, cơ sở dữ liệu và nguyên lý hoạt động của các ứng dụng phần mềm.

  • Kiến thức về kiểm thử phần mềm

Kiểm thử phần mềm không chỉ đơn giản là việc chạy một số kiểm thử. Đó là quá trình chi tiết và kỹ lưỡng, yêu cầu hiểu biết sâu rộng về loại kiểm thử, phương pháp thực hiện kiểm thử, và cách sử dụng các công cụ kiểm thử.

  • Kỹ năng ghi chép và báo cáo

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của tester là ghi chép chi tiết về các lỗi, vấn đề phát sinh và kết quả của các quá trình kiểm thử. Việc tạo ra báo cáo chất lượng và thông tin dễ hiểu là một kỹ năng không thể thiếu.

  •  Kỹ năng phân tích

Tester cần có khả năng phân tích yêu cầu của sản phẩm để đảm bảo rằng việc phát triển đáp ứng đúng các yêu cầu đó. Sự hiểu biết sâu sắc về ngành và khả năng phân tích chi tiết sẽ hỗ trợ trong quá trình này.

  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm

Tester thường phải làm việc trong môi trường nhóm, tương tác với các lập trình viên, quản lý dự án và khách hàng để giải quyết các vấn đề và đảm bảo chất lượng sản phẩm.

/upload/images/anh-link/tester-la-lam-gi-hoc-gi-de-lam-tester-1.jpg

Liên tục tiếp thu kiến thức về kiểm thử

Ngành CNTT thay đổi rất nhanh nên để trở thành một tester thực thụ bạn hãy luôn học tập mỗi ngày, trau đồi các kiến thức cũ và tiếp thu thêm các kiến thức mới.

  •  Khóa học trực tuyến

Có nhiều khóa học trực tuyến chất lượng cao về kiểm thử phần mềm từ các nền tảng như: Coursera, Udemy, edX, Pluralsight. Những khóa học này cung cấp rất nhiều kiến thức hay, có các bài giảng, bài thực hành và dự án thực tế để học viên áp dụng kiến thức.

  • Sách vở và tài liệu

Có rất nhiều sách chuyên về kiểm thử phần mềm từ các tác giả có uy tín trong ngành. Đây là nguồn tài liệu tốt để học cách áp dụng kiến thức vào thực tế.

Lựa chọn hướng đi học phù hợp với mục tiêu

Nếu bạn đã hiểu làm tester là làm gì thì ngay hôm nay hãy bắt đầu hành động, lựa chọn hướng đi học tập phù hợp với bản thân.

  • Tự học

Một trong những cách học tập đầu tiên đó chính là tự học. Bạn có thể tự học thông qua các tài liệu trực tuyến, sách vở và các nguồn tài nguyên miễn phí trên internet. Điều này giúp bạn tự mình xây dựng nền tảng kiến thức cơ bản. Tự học giúp bạn nhớ lâu và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức.

  • Tham gia khóa học ngắn hạn

Việc tự học hiện nay không phải là lựa chọn ưu tiên của nhiều người vì rất nhiều lý do như: có quá nhiều tài liệu trên mạng và không biết chọn cái nào, các tài liệu đa số là tiếng anh, khi khó hiểu thì không có người hướng dẫn. Do đó mà việc tham gia các khóa học tester ngắn hạn đã được ưu ái hơn. Khi tham gia các khóa học này, người học sẽ được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao, có sự hỗ trợ cụ thể từ người có kinh nghiệm. Các khóa học này thường cung cấp cả lý thuyết và thực hành để học viên có thể áp dụng kiến thức một cách hiệu quả.

Mong rằng bài viết này của VTI Academy đã giúp các bạn làm rõ hơn câu hỏi tester là làm gì. Follow chúng mình để xem thêm những thông tin hữu ích nữa liên quan đến ngành CNTT nhé

Các tin tức khác:

Đăng ký tư vấn

icon đăng ký