Tester nghĩa là gì? Tìm hiểu về tester cho người mới bắt đầu

Trong thời đại công nghệ đang ngày càng phát triển, rất nhiều người đã từng nghe tới nghề kiểm thử. Nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu tester nghĩa là gì? Vai trò của tester trong quy trình phát triển phần mềm ra sao? Qua bài viết dưới đây, VTI Academy sẽ giải đáp các thông tin liên quan đến tester nghĩa là gì, cùng chúng mình tìm hiểu nhé.

1. Tester nghĩa là gì?

Tester có nghĩa là người kiểm thử, chuyên đảm nhận vai trò kiểm thử các ứng dụng và phần mềm trước khi chúng được đưa ra thị trường. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và tính ổn định của sản phẩm phần mềm, từ các ứng dụng di động đến phần mềm máy tính đa phức tạp.

Kiểm thử viên không chỉ đơn thuần là người tìm lỗi. Công việc của họ bao gồm việc thăm dò, tạo ra kịch bản kiểm thử, thực hiện các bài kiểm thử, và đánh giá các khía cạnh khác nhau của phần mềm, bao gồm tính năng, hiệu suất, an ninh và trải nghiệm người dùng...Tất cả những điều này đều nhằm mục đích cung cấp thông tin hữu ích giúp cải thiện và tối ưu hóa sản phẩm.

Trong quá trình phát triển phần mềm, tester hoạt động chặt chẽ với cả nhóm, đặc biệt là các Developer để hiểu rõ yêu cầu của sản phẩm, đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng được mong đợi của cả khách hàng cũng như người dùng. Trên đây là một vài thông tin hữu ích trả lời cho câu hỏi tester nghĩa là gì mà VTI Academy muốn gửi tới các bạn.

/upload/images/anh-link/tester-nghia-la-gi-tim-hieu-ve-tester-cho-nguoi-moi-bat-dau-1.jpg

2. Vai trò của tester trong quy trình phát triển phần mềm

Trong quy trình phát triển phần mềm, tester đóng vai trò vô cùng quan trọng. Công việc của tester không chỉ đơn thuần là kiểm tra phần mềm mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau:

  • Tham gia dự án xuyên suốt: Tester không chỉ tham gia vào giai đoạn kiểm thử cuối cùng, mà họ thường tham gia vào giai đoạn đầu của quy trình phát triển phần mềm. Việc này giúp các kiểm thử viên xác định yêu cầu sớm, dự đoán các kịch bản kiểm thử có thể xảy ra và thiết kế các bộ kiểm thử.
  • Tạo kịch bản và thực hiện kiểm thử: Tester sẽ tạo ra các kịch bản kiểm thử để đảm bảo rằng tất cả các khả năng và tình huống có thể xảy ra với phần mềm được thử nghiệm. Sau đó họ thực hiện các bài kiểm thử theo các kịch bản đã tạo ra. Các thao tác phổ biến thường bao gồm: nhập dữ liệu, kiểm tra các chức năng và ghi lại bất kỳ lỗi nào được phát hiện.
  • Báo cáo và theo dõi lỗi: Từ những lỗi đã phát hiện, tester sẽ ghi chép lại tester không chỉ phát hiện lỗi mà còn ghi chép chúng chi tiết, đánh giá mức độ nghiêm trọng. Sau đó các lỗi này sẽ được thông báo cho các bộ phân liên quan và tiến hành xử lý lỗi.
  • Hỗ trợ quyết định phát hành: Tester cung cấp thông tin cần thiết để quản lý quyết định về việc phát hành sản phẩm. Dựa trên báo cáo kiểm thử và đánh giá chất lượng, họ đưa ra gợi ý về việc sản phẩm có đáp ứng đủ tiêu chuẩn để ra mắt hay không.

3. Tổng hợp kiến thức tester cơ bản mà bạn nên biết

Nếu muốn trở thành một kiểm thử viên bạn không nên bỏ qua các kiến thức tester cơ bản dưới đây

  • Mục tiêu chính: Khi làm bất cứ việc gì chúng ta cũng đều phải có mục tiêu. Kiểm thử cũng vậy, điều này giúp việc đánh giá phần mềm đáp ứng nhu cầu của người dùng và tuân thủ các yêu cầu cụ thể, đảm bảo chất lượng cũng như độ chính xác của ứng dụng.
  • Các phương pháp kiểm thử: Có hai phương pháp phổ biến đó là kiểm thử hộp trắng và kiểm thử hộp đen. Kiểm thử hộp trắng thường tập trung vào cấu trúc mã nguồn hoặc thuật toán của phần mềm. Trong khi đó, kiểm thử hộp đen không yêu cầu kiến thức về mã nguồn hay thuật toán. Nó tập trung vào kiểm tra các chức năng của hệ thống dựa trên các đặc tả. Các trường hợp kiểm thử thường được xây dựng dựa trên các chức năng và yêu cầu cụ thể của phần mềm.

 /upload/images/anh-link/tester-nghia-la-gi-tim-hieu-ve-tester-cho-nguoi-moi-bat-dau.jpg

  • Cấp độ kiểm thử: Có 3 cấp độ đó là kiểm thử đơn vị, kiểm thử tích hợp và kiểm thử hệ thống. Trong đó, kiểm thử đơn vị liên quan tới các thành phần khác nhau của phần mềm. Kiểm thử tích hợp liên quan đến việc kiểm tra khi các mô-đun khác nhau được tích hợp với nhau, trong khi kiểm thử hệ thống đánh giá toàn bộ hệ thống, bao gồm chức năng và yêu cầu cụ thể, để kiểm tra hoạt động ở các cấp độ khác nhau của hệ thống.
  • Trường hợp kiểm thử: Trường hợp kiểm thử có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Trường hợp kiểm thử tích cực được thiết kế để kiểm tra xem ứng dụng hoạt động như kỳ vọng hay không, trong khi trường hợp kiểm thử tiêu cực thử nghiệm cách hệ thống phản ứng đối với các tình huống bất thường hoặc giá trị không mong đợi. Mỗi yêu cầu kiểm thử trong một ứng dụng cần ít nhất hai trường hợp kiểm thử - một tích cực và một tiêu cực.

4. Khóa học tester dành cho người mới bắt đầu

Hiện nay, có nhiều đơn vị đào tạo tester dành cho người mới bắt đầu nhưng nếu bạn muốn tìm một trung tâm đáng tin cậy, thì không thể bỏ qua VTI Academy.

VTI Academy, trực thuộc VTI - tập đoàn CNTT với hệ sinh thái dịch vụ đa dạng, có trụ sở ở cả Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Với nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực IT, học viện hiểu rõ yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp khi tuyển dụng tester. Vì vậy, VTI Academy đã xây dựng khóa học tester với lộ trình học độc quyền phù hợp với những người chưa có nền tảng về công nghệ, kết hợp với bài giảng chất lượng, tập trung vào những kỹ năng mà doanh nghiệp yêu cầu.

Tại VTI Academy, học viên sẽ được hướng dẫn trực tiếp bởi các Mentor là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kiểm thử. Không chỉ truyền đạt kiến thức chuyên ngành, mà họ còn trang bị kỹ năng làm việc nhóm, phỏng vấn và thuyết trình. Với thời lượng thực hành chiếm hơn 60%, các bạn sẽ được tham gia các dự án tăng khả năng thực chiến. Sau hơn hai tháng tham gia, học viên tự tin trở thành một kiểm thử viên thực thụ.

Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn tester nghĩa là gì. Đừng quên theo dõi chúng mình để biết thêm nhiều kiến thức hay ho hơn về CNTT nữa nhé!

Xem thêm: Khóa học tester có cam kết việc làm

Các tin tức khác:

Đăng ký tư vấn

icon đăng ký