Bạn đã thực sự hiểu rõ về nghề Data Analyst?

Với vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi dữ liệu thành thông tin và hành động cụ thể, Data Analyst là một mắt xích không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp hiện đại, giúp họ cạnh tranh và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh đầy biến động hiện nay. Vậy nghề Data Analyst là gì? Bạn đã thực sự hiểu rõ về nghề này chưa?

1. Nghề Data Analyst là gì? Công việc Data Analyst là gì?

Nghề Data Analyst là gì?

Nghề Data Analyst hay nghề phân tích dữ liệu được hiểu là những người làm công việc liên quan tới thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu để cung cấp những thông tin có giá trị, từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, khách hàng cũng như hiệu quả hoạt động của họ.

Công việc Data Analyst là gì?

Công việc của một Data Analyst bao gồm nhiều giai đoạn và đòi hỏi sự thành thạo trong nhiều kỹ năng và công cụ khác nhau. Dưới đây là những nhiệm vụ chính mà một Data Analyst thường thực hiện:

  • Thu thập dữ liệu

Nghề Data Analyst sử dụng nhiều công cụ và phần mềm khác nhau để thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn như hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), website của công ty, các nền tảng mạng xã hội và các nguồn dữ liệu bên ngoài khác. Việc này đòi hỏi họ phải biết cách sử dụng các công cụ như SQL, Python hoặc R để truy xuất, tích hợp dữ liệu.

  • Xử lý và làm sạch dữ liệu

Sau khi thu thập, dữ liệu thường chứa các giá trị bị thiếu, các lỗi hoặc các giá trị ngoại lệ. Data Analyst cần phải làm sạch, xử lý những dữ liệu này để đảm bảo tính chính xác và nhất quán. Quá trình này bao gồm loại bỏ các giá trị bất thường, điền vào các giá trị còn thiếu, chuyển đổi dữ liệu sang định dạng phù hợp để phân tích.

  • Phân tích dữ liệu

Sử dụng các phương pháp thống kê và công cụ phân tích như Excel, Tableau, Power BI, hay các ngôn ngữ lập trình như Python và R, nghề Data Analyst khám phá các xu hướng, mẫu hình, mối quan hệ trong dữ liệu. Họ áp dụng các kỹ thuật như phân tích hồi quy, phân tích phân cụm, khai thác dữ liệu để biến những dữ liệu thô thành thông tin có giá trị.

  • Trình bày kết quả

Một phần quan trọng trong nghề Data Analyst là truyền đạt kết quả phân tích tới các bên liên quan một cách rõ ràng, dễ hiểu. Họ tạo ra các báo cáo, biểu đồ, và bảng điều khiển (dashboard) trực quan để trình bày những phát hiện quan trọng. Các công cụ như Tableau, Power BI và Google Data Studio thường được sử dụng để tạo ra những trực quan hóa dữ liệu này.

  • Đưa ra khuyến nghị

Dựa trên kết quả phân tích, Data Analyst không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn đưa ra những khuyến nghị và giải pháp cụ thể để cải thiện hoạt động kinh doanh. Những khuyến nghị này có thể bao gồm việc tối ưu hóa chiến lược marketing, cải thiện quy trình kinh doanh hoặc định hướng phát triển sản phẩm mới. Khả năng tư duy phản biện,  kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ là cần thiết để họ có thể thuyết phục các bên liên quan hành động dựa trên những khuyến nghị đó.

/upload/images/ve-chung-toi/nghe-data-analyst.jpg

2. Tự học nghề Data Analyst cần chuẩn bị những gì?

Nếu bạn muốn tự học để trở thành một Data Analyst, dưới đây là một số kiến thức mà bạn nên trang bị:

  • Học các kỹ năng cơ bản

Bước đầu tiên trong hành trình trở thành một Data Analyst là nắm vững các kỹ năng cơ bản. Điều này bao gồm kiến thức về thống kê, một nền tảng quan trọng giúp bạn hiểu, phân tích dữ liệu. Bạn cũng cần phải thành thạo SQL, ngôn ngữ truy vấn cơ sở dữ liệu giúp bạn trích xuất và quản lý dữ liệu hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sử dụng Excel tốt là cần thiết để xử lý dữ liệu và thực hiện các phép tính cơ bản. Học thêm một ngôn ngữ lập trình như Python hoặc R cũng rất hữu ích, vì chúng là công cụ mạnh mẽ để phân tích dữ liệu phức tạp, thực hiện các mô hình thống kê.

  • Tìm hiểu về các công cụ phân tích dữ liệu

Sau khi có nền tảng về các kỹ năng cơ bản, bạn cần làm quen với các công cụ phân tích dữ liệu. Tableau, Power BI, và Google Data Studio là những công cụ phổ biến giúp bạn tạo ra các báo cáo và biểu đồ trực quan, giúp trình bày kết quả phân tích một cách dễ hiểu. Việc nắm vững các công cụ này sẽ giúp bạn biến dữ liệu thô thành những thông tin trực quan có giá trị, dễ dàng chia sẻ và thuyết phục các bên liên quan.

  • Tham gia khóa học trực tuyến

Có rất nhiều khóa học trực tuyến chất lượng cao từ các nền tảng như Coursera, Udemy về nghề Data Analyst. Những khóa học này cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết cho một Data Analyst, từ cơ bản đến nâng cao. Bạn có thể học theo tốc độ của riêng mình, chọn lựa các khóa học phù hợp với trình độ và mục tiêu nghề nghiệp của mình. Những khóa học này thường đi kèm với bài tập thực hành, dự án, giúp bạn áp dụng lý thuyết vào thực tế.

  • Thực hành qua các dự án thực tế

Để nắm vững kỹ năng phân tích dữ liệu, bạn cần thực hành qua các dự án thực tế. Tham gia các dự án hoặc thực tập tại các công ty sẽ giúp bạn có kinh nghiệm làm việc với dữ liệu thực, đối mặt với các vấn đề và thách thứ. Qua đó, bạn sẽ học được cách xử lý dữ liệu, phân tích, đưa ra các khuyến nghị dựa trên dữ liệu thực tế. Bạn có thể tìm kiếm các dự án tình nguyện hoặc thực tập tại các tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp hoặc các nhóm nghiên cứu.

  • Tham gia cộng đồng

Cuối cùng, tham gia vào các nhóm và diễn đàn chuyên về Data Analyst là một cách tuyệt vời để học hỏi và phát triển. Các cộng đồng như trên Reddit, LinkedIn hoặc các diễn đàn chuyên ngành khác cung cấp môi trường để bạn trao đổi kinh nghiệm, hỏi đáp, cập nhật những kiến thức mới nhất trong lĩnh vực. Tham gia các buổi hội thảo, webinar hoặc các sự kiện gặp gỡ sẽ giúp bạn mở rộng mạng lưới, kết nối với những người có cùng sở thích và mục tiêu, học hỏi từ những người đã có kinh nghiệm trong nghề.

/upload/images/ve-chung-toi/nghe-data-analyst-1.jpg

3. Nên học nghề Data Analyst ở đâu?

Việc chọn nơi học tập uy tín và chất lượng là một yếu tố quan trọng giúp bạn nhanh chóng thành công trong nghề Data Analyst. Nếu bạn đang tìm kiếm một chương trình học chất lượng, hãy tham khảo các khóa học Data Analyst tại VTI Academy.

Chương trình học được thiết kế bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong ngành, cung cấp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng liên quan đến Data Analyst từ cơ bản tới nâng cao.

  • Nội dung chất lượng và cập nhật: Các bài giảng được thiết kế tỉ mỉ, theo xu hướng mới nhất trong lĩnh vực phân tích dữ liệu.
  • Giảng viên giàu kinh nghiệm: Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và giảng dạy.
  • Cơ hội thực hành thực tế: Học viên được tham gia vào các dự án thực tế để rèn luyện kỹ năng, nâng cao khả năng thực hành.
  • Hỗ trợ nghề nghiệp: VTI Academy cam kết giới thiệu việc làm tại tập đoàn VTI hoặc các doanh nghiệp đối tác của VTI Academy.

Tìm hiểu thêm về: Khóa học Data Analyst tại VTI Academy.

Nghề Data Analyst mang lại nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp và thăng tiến. Việc tự học và không ngừng trau dồi kỹ năng sẽ giúp bạn đạt được những thành công trong lĩnh vực này. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về nghề Data Analyst và các bước cần thiết để bắt đầu hành trình của mình.

Các tin tức khác:

Đăng ký tư vấn
cùng đội ngũ chuyên gia VTI ACADEMY!!

icon đăng ký icon đăng ký