Bật mí cách tự học tester hiệu quả, tiết kiệm thời gian
Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và phần mềm, việc tự học là chìa khóa để cập nhật kiến thức mới và tiến bộ trên con đường chinh phục vị trí tester. Tự học tester giúp phát triển kỹ năng tư duy logic, phân tích và khả năng giải quyết vấn đề – những kỹ năng cần thiết để trở thành một kiểm thử viên thực thụ.
1. Các bước cơ bản để tự học tester
Khái niệm cơ bản về Tester
Khi bắt đầu tự học tester, việc nắm vững những khái niệm cơ bản là bước quan trọng nhất. Test không chỉ đơn giản là quá trình kiểm tra phần mềm để xác định xem nó hoạt động hay không. Công việc của tester là đảm bảo rằng phần mềm hoạt động tốt và đáp ứng được mong đợi từ khách hàng, người dùng. Tester cũng giúp phát hiện và sửa chữa các lỗi, từ những lỗi nhỏ đến những vấn đề nghiêm trọng trước khi sản phẩm được đưa ra thị trường.
Hiểu rõ về kiểu Test:
- Unit Test: Kiểm tra từng thành phần nhỏ nhất của phần mềm để đảm bảo rằng mỗi phần hoạt động đúng.
- Integration Test: Kiểm tra sự tương tác giữa các thành phần khi chúng được kết hợp để đảm bảo tính đồng nhất và vận hành tốt.
- System Test: Không chỉ kiểm tra một phần nhỏ mà cần kiểm tra toàn bộ hệ thống để chắc chắn sản phẩm cuối cùng không có lỗi nào.
- Acceptance Test: Kiểm tra xem phần mềm có đáp ứng được yêu cầu của người dùng hay không.
- Regression Test: Kiểm tra lại để đảm bảo rằng sự thay đổi trong phần mềm không ảnh hưởng đến các tính năng đã kiểm tra trước đó.
Các công cụ phổ biến:
- Selenium và Appium: Đây là 2 công cụ tự động hóa test cho ứng dụng web và di động, giúp kiểm tra và kiểm soát trải nghiệm người dùng trên các nền tảng khác nhau.
- JIRA: Là một công cụ quản lý dự án phổ biến giúp theo dõi công việc, quản lý lỗi và tương tác trong quy trình phát triển.
- Framework testing như NUnit, JUnit: Cung cấp cơ sở cho việc tự động hóa test, giúp tạo và chạy các test cases một cách cấu trúc và hiệu quả.
Trong quá trình tự học tester, việc cài đặt và sử dụng các công cụ này là một phần quan trọng. Bằng cách thực hành trực tiếp, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về tính năng cụ thể, cách chúng tương tác với phần mềm và cách chúng giúp tối ưu hóa quá trình kiểm thử.
2. Phương pháp tự học tester hiệu quả
Học qua sách vở, tài liệu
Tự học là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc phát triển kỹ năng cho người làm tester. Đối với việc tự học tester qua sách vở và tài liệu, đây là bước khởi đầu quan trọng để tiếp cận và nắm vững kiến thức cơ bản của lĩnh vực testing. Các sách chuyên ngành, tài liệu học tập chính là nguồn thông tin quý giá, cung cấp cho người học cái nhìn tổng quan và chi tiết về các khái niệm, nguyên tắc, phương pháp kiểm thử, cũng như các công cụ và kỹ thuật quan trọng.
Một số cuốn sách hay khi tự học tester bạn có thể tìm đọc đó là:
- Agile Testing: Cuốn sách này tập trung vào việc tích hợp kiểm thử vào quy trình phát triển theo mô hình Agile.
- How Google Tests Software: Sách này cung cấp cái nhìn sâu hơn về cách Google thực hiện kiểm thử phần mềm và các chiến lược kiểm thử của họ.
- Effective Software Test Automation: Sách này tập trung vào việc xây dựng công cụ tự động hóa kiểm thử phần mềm hiệu quả.
- The Art of Software Testing: Đây là một trong những cuốn sách kinh điển về kiểm thử phần mềm, bao gồm cả test cơ bản và test nâng cao.
Học qua các dự án
Tuy nhiên, để thực sự hiểu rõ và áp dụng kiến thức, việc tự học làm tester qua các dự án thực tế là không thể thiếu. Thực hành nhiều, tham gia vào các dự án test thực tế sẽ giúp người học áp dụng kiến thức đã học vào những tình huống thực tế, từ việc xác định yêu cầu kiểm thử đến việc thực hiện các kỹ thuật kiểm thử và phân tích kết quả. Kinh nghiệm từ việc tham gia dự án sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về quá trình làm việc trong môi trường thực tế, gặp phải những thách thức và vấn đề thực tế mà sách vở không thể cung cấp một cách chi tiết.
Tham gia vào các cộng đồng tester
Ngoài việc tự học tester từ sách vở và thực hành qua dự án, việc tham gia vào các cộng đồng tester cũng đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Tại những cộng đồng này, người học có thể chia sẻ kiến thức và học hỏi từ những người có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực kiểm thử. Thảo luận về các vấn đề cụ thể, chia sẻ các phương pháp, công cụ hay thậm chí những thử nghiệm thực tế mà người khác đã trải qua sẽ giúp người học mở rộng tầm nhìn, hiểu sâu hơn về những thách thức và cơ hội trong công việc của mình.
3. Khóa học tester tại VTI Academy
Tự học tester là một phương pháp học tập hiệu quả tuy nhiên vì nhiều yếu tố khác nhau mà mỗi người sẽ lựa chọn cách học khác nhau. Nếu bạn thấy việc tự học tester cơ bản không phù hợp với mình vậy đừng bỏ lỡ khóa học tester tại VTI Academy. Trực thuộc VTI Group, VTI Academy đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao. Do đó, học viện hiểu rất rõ các doanh nghiệp cần gì ở ứng viên của mình. Chương trình học tại đây được xây dựng bám sát vào yêu cầu thực tế, phù hợp với cả những người mới bắt đầu.
Để học viên có thể thao tác thành thạo các công cụ kiểm thử, không chỉ dạy lý thuyết, thời gian thực hành của khóa học chiếm 60%. Các Mentor lâu năm kinh nghiệm trong ngành sẽ trực tiếp giảng dạy, đồng hành cùng học viên trong cả quá trình học lẫn làm quá trình làm dự án. Cuối khóa, VTI Academy cũng sẽ hướng dẫn các bạn viết CV và phỏng vấn để các bạn tự tin hơn khi đi xin việc. Sau khi kết thúc khóa học, học viện sẽ cam kết giới thiệu việc làm tới tất cả các bạn học viên.
Xem thêm về: Khóa học Tester tại VTI Academy