Công việc của front end developer gồm những gì, cần những kỹ năng gì?
Nghề Front End đang ngày càng được quan tâm bởi nhu cầu tuyển dụng cao và mức lương hấp dẫn. Vậy công việc của front end gồm những gì? Làm front end cần những kỹ năng gì? Hãy cùng VTI Academy trả lời những câu hỏi đó thông qua bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu chung về công việc của front end developer
Lập trình viên Front end là người tập trung phát triển phía Client Side, nói một cách đơn giản dễ hiểu là tập trung vào mảng phát triển xây dựng giao diện và trải nghiệm cho người dùng, là người phụ trách phát triển hiển thị và trải nghiệm người dùng cho ứng dụng web. Front end Developer chính là người quyết định cái nhìn đầu tiên của người dùng về trang web, đồng thời mang lại một trang web dễ dàng thao tác và sử dụng.
Front End Developer thường bị nhiều người nhầm lẫn là các website developer. Tuy nhiên, họ chỉ là người chịu trách nhiệm cho các yếu tố trực quan mà người dùng thường nhìn thấy và tương tác trên một trang web. Họ được hỗ trợ bởi những Back End Developer - những người chịu trách nhiệm về logic trên máy chủ và tích hợp những công việc mà Front End Developer phải làm.
2. Công việc của front end gồm những gì?
Công việc của Front End Developer thường được coi là sự kết hợp của nghệ thuật thiết kế và lập trình. Chức năng chính của họ là biến những đoạn mã thiết kế giao diện thành hình ảnh trực quan của ứng dụng hay website để người dùng có thể sử dụng một cách dễ dàng. Front End Developer chính là mắt xích kết nối giữa những những đoạn mã khô khan và đồ họa bắt mắt.
Cụ thể, Front End Developer sẽ thường phải thực hiện những công việc như:
- Thiết kế giao diện web/ứng dụng thân thiện với người dùng dựa trên nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau.
- Duy trì và cải thiện giao diện trên website/ứng dụng.
- Hợp tác cùng với các đồng nghiệp và chuyên gia về Back End khác để phát triển các tính năng mới đáp ứng người dùng.
- Đề xuất các phương pháp cải thiện giao diện, đồ họa trên website.
- Tối ưu hóa giao diện các ứng dụng/trang web để có được tốc độ và hiệu suất tối đa.
- Hỗ trợ Back End Developer trong quá trình lập trình hoặc xử lý sự cố phát sinh.
- Nhận feedback từ khách hàng, người dùng và đưa ra biện pháp xử lý.
- Hỗ trợ quá trình phát triển ứng dụng và các tính năng sẽ được tích hợp trên website.
- Đánh giá việc lập trình và lên kế hoạch cập nhật website trong tương lai.
- Giám sát hoạt động của website, phát hiện các vấn đề liên quan đến tính khả dụng của trang web khiến lưu lượng truy cập giảm và đưa ra giải pháp khắc phục.
- Đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về đồ họa trên giao diện.
3. Vai trò công việc của front end developer
Xây dựng giao diện trực quan là công việc chính của front end
Một trong những mục tiêu chính của việc phát triển Front-end là nâng cao trải nghiệm người dùng. Nhờ có Front-end, giao diện của các trang web trở nên trực quan và dễ sử dụng hơn. Nếu ví trang web là một bài báo, thì Front-end đóng vai trò như một cái “Tít” hấp dẫn thu hút độc giả truy cập vào.
Đối với các website của doanh nghiệp, Front-end giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu trang web có giao diện trực quan, “bắt mắt” sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Thông qua trang web, công ty sẽ đưa được các thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng và trực tiếp tạo ra lợi nhuận.
Công việc của front end cũng giúp nội dung hiển thị tốt trên mọi nền tảng
Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ của các framework, lập trình viên Front-end có thể đảm bảo nội dung hiển thị tốt trên các nền tảng khác nhau.
Các công ty công nghệ đã cho ra đời rất nhiều framework hỗ trợ phát triển Front-end như:
Google: Material, AngularJS…
Facebook: React native, React,…
Twitter: Bootstrap, hogan.js…
4. Công việc của front end đòi hỏi những kỹ năng gì?
Làm front end là làm về xây dựng giao diện và tối ưu trải nghiệm tương tác của người dùng trên website. Do đó, nghề front end đòi hỏi lập trình viên phải nắm rõ được 3 ngôn ngữ chính: HTML, CSS và Javascript. Bên cạnh việc thông thạo các ngôn ngữ đó, các lập trình viên Front end cần phải làm quen với các framework như Bootstrap, Foundation, AngularJS,... và các thư viện như jQuery, LESS của Javascript.
Nhìn chung, để thực hiện tốt công việc của front end, bạn cần chú ý đến các kỹ năng và kinh nghiệm chính sau:
Am hiểu về HTML & CSS
HTML (Hypertext Markup Language) và CSS (Cascading Style Sheets) là hai ngôn ngữ cơ bản nhất để xây dựng nên giao diện của một website. Nếu không nắm chắc hai ngôn ngữ này thì bạn sẽ không thể thiết kế được trang web.
Đây cũng là hai ngôn ngữ đầu tiên mà bạn cần học khi muốn trở thành một lập trình viên Front end.
Kỹ năng về JavaScript
Javascript là ngôn ngữ lập trình dùng để tạo ra tương tác giữa người dùng và giao diện website. Cùng với HTML và CSS, Javascript đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc xây dựng giao diện website. Đây là một vũ khí cực kì quan trọng mà không một lập trình viên Front end nào muốn bỏ qua.
Hiểu biết về jQuery
jQuery là thư viện được viết từ ngôn ngữ lập trình Javascript. Đây là một công cụ giúp xây dựng các chức năng bằng Javascript dễ dàng, nhanh và giàu tính năng hơn.
Kiến thức về framework của JavaScript
Trong Javascript, tồn tại những “bộ khung” được tạo nên từ các đoạn code, thư viện nhằm tối giản công sức phát triển ứng dụng. Những bộ khung như vậy đó được gọi là framework. Với việc sử dụng thành thạo các framework của Javascript hiện nay như AngularJS, Backbone, Ember, ReactJS... các lập trình viên Front end sẽ tiết kiệm được thời gian trong quá trình lập trình website, đồng thời tối ưu hoá được các tương tác với người dùng.
Kỹ năng về các Frontend frameworks
Hiện nay công việc frontend developer yêu cầu 4 frameworks phổ biến hàng đầu. Đó là các frameworks của ngôn ngữ lập trình Javascript bao gồm: AngularJS, Backbone, Ember, và ReactJS.
Responsive và Thiết kế Mobile
Bản thân CSS không thực sự là một ngôn ngữ lập trình, do đó CSS Preprocessors - hay còn gọi là “ngôn ngữ tiền xử lý CSS” ra đời với nhiệm vụ logic hoá và cấu trúc các đoạn mã CSS để cho CSS tiến đến gần hơn với một ngôn ngữ lập trình. Việc sử dụng CSS Preprocessors giúp tiết kiệm thời gian code, dễ dàng bảo trì và phát triển CSS đồng thời giúp cho các tập tin CSS được tổ chức một cách rõ ràng. Theo thực tế thì SASS và LESS là hai preprocessors có nhu cầu sử dụng cao nhất.
Kỹ năng giải quyết và xử lý vấn đề
Hiện nay, tỉ lệ truy cập vào internet nói chung và các website nói riêng từ thiết bị di động đã cao hơn so với desktop rất nhiều, do đó kĩ năng thiết kế giao diện website trên mobile đóng vai trò quan trọng trong việc trở thành một lập trình viên Front end. Responsive design là việc thiết kế website sao cho nó có thể tương thích với nhiều loại thiết bị điện tử sử dụng những kích thước hiển thị khác nhau.
Làm việc với hệ thống quản lý nội dung (CMS)
Phần lớn các website hiện nay đều xây dựng trên hệ thống CMS, điển hình nhất là WordPress, Drupal và Magento. Các lập trình viên tương lai nên trang bị kỹ năng làm việc với hệ thống này một cách thành thạo.
Hiểu biết về UI/UX
UI UX là cách gọi tắt của User Interface (Giao diện người dùng) và User Experience (Trải nghiệm người dùng). Về cơ bản, UI là thiết kế giao diện trực quan cho website, không liên quan đến code, UX là việc thực hiện nghiên cứu cách người dùng sử dụng trang web, từ đó đưa ra những thay đổi thông qua rất nhiều thử nghiệm.
Hiện nay UI và UX đã trở thành hai yếu tố rất quan trọng trong thiết kế website mà mọi Front end developer cần tìm hiểu và nắm chắc.
5. Kết luận
Thực tế, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay khá phát triển. Nhu cầu thiết kế web, ứng dụng di động của các doanh nghiệp ngày càng tăng. Điều đó đồng nghĩa cơ hội việc làm của nhân sự Front End rộng mở hơn. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu được bức tranh tổng quan về công việc của Front end developer cũng như những kỹ năng chính cần có để bước vào nghề Front end.
Xem thêm: Khóa học lập trình Front End dành cho người mới bắt đầu.