Khám phá lộ trình học tester từ A-Z cho người mới bắt đầu
Nghề tester là một nghề vô cùng tiềm năng trong ngành CNTT. Nếu bạn cũng đang có định hướng trở thành một kiểm thử viên mà không biết bắt đầu từ đâu, thì hãy cùng VTI Academy khám phá lộ trình học tester từ A-Z qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tại sao nhiều người lựa chọn trở thành tester
Kiểm thử là một phần không thể thiếu trong quy trình phát triển phần mềm. Người kiểm thử giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng trước khi nó được ra mắt. Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về tester ngày càng tăng cao. Công ty phần mềm đều cần tester để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi phát hành. Điều này tạo ra nhu cầu lớn cho người có kỹ năng kiểm thử tốt. Ngành CNTT luôn thay đổi và cập nhật. Làm tester có thể mang lại cơ hội học hỏi liên tục về công nghệ mới và các phương pháp kiểm thử tiên tiến.
Công việc của tester không chỉ dừng lại ở mức cơ bản. Bạn có thể phát triển thành các vị trí như Test Lead, QA Manager hoặc chuyên gia về kiểm thử tự động. Nếu bạn có khả năng phân tích tốt và có kinh nghiệm lâu năm về sản phẩm, bạn có thể điều hành và quản lý các dự án test lớn.
Với sự hiểu biết chuyên sâu về test và khả năng giải quyết vấn đề, tester có thể nhận được mức lương hấp dẫn, đặc biệt là khi bạn có kỹ năng kiểm thử tự động hoặc kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. Với nhu cầu không ngừng tăng về kiểm thử phần mềm, người làm tester thường có thị trường việc làm ổn định và nhiều cơ hội thăng tiến. Theo Carrer Builder, mức lương của vị trí tester dưới 1 năm kinh nghiệm trung bình là 10.5 Triệu, từ 1-4 năm kinh nghiệm trung bình là 15 Triệu.
2. Lộ trình học tester từ con số 0
Lộ trình học tester sẽ bao gồm những mảng kiến thức sau đây:
Quy trình kiểm thử phần mềm
Việc này thường bắt đầu từ việc hiểu rõ các khái niệm cơ bản và quy trình cần thiết trong lộ trình học tester, bao gồm việc tìm hiểu về quy trình kiểm thử phần mềm và các giai đoạn của nó như lập kế hoạch, chuẩn bị, thực hiện, kiểm tra và báo cáo. Các giai đoạn kể trên không chỉ là các bước trong quy trình mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
Các loại kiểm thử và phương pháp thực hiện
Cùng với việc hiểu về quy trình, việc nắm rõ về các loại kiểm thử và phương pháp thực hiện cũng là một phần không thể thiếu của một lộ trình học tester. Hiểu rõ về chúng không chỉ giúp xác định cách thức kiểm thử một cách hiệu quả mà còn giúp tăng cường khả năng phát hiện lỗi và cải thiện chất lượng sản phẩm.
Dưới đây là một số loại kiểm thử phổ biến và các phương pháp thực hiện chúng:
- Kiểm thử đơn vị: Kiểm thử từng phần code nhỏ nhất, thường là hàm hoặc phương thức.
Phương pháp thực hiện: Sử dụng các framework như JUnit, NUnit, PHPUnit để viết các test case, thực hiện kiểm tra logic, độ bao phủ code.
- Kiểm thử tích hợp: Kiểm tra sự tương tác giữa các module, class hoặc hệ thống con.
Phương pháp thực hiện: Sử dụng các kịch bản kiểm thử để kiểm tra sự liên kết, giao tiếp giữa các phần.
- Kiểm thử hệ thống: Kiểm tra hệ thống toàn bộ để đảm bảo nó hoạt động đúng theo yêu cầu.
Phương pháp thực hiện: Thực hiện các kịch bản kiểm thử dựa trên yêu cầu, đảm bảo chức năng và hiệu suất.
- Kiểm thử tương quan: Kiểm tra để đảm bảo rằng các thay đổi mới không ảnh hưởng đến các phần mềm đã tồn tại.
Phương pháp thực hiện: Chạy các bộ test case đã tồn tại, kiểm tra xem có sự thay đổi nào không đáng kể.
- Kiểm thử hiệu suất: Đánh giá hiệu suất, tải trọng, thời gian đáp ứng của hệ thống.
Phương pháp thực hiện: Sử dụng công cụ như JMeter, LoadRunner để mô phỏng tải trọng và đánh giá hiệu suất.
- Kiểm thử bảo mật: Kiểm tra và đánh giá tính bảo mật của hệ thống.
Phương pháp thực hiện: Sử dụng các kỹ thuật như penetration testing, vulnerability scanning để phát hiện và khắc phục lỗ hổng bảo mật.
Các công cụ kiểm thử phần mềm phổ biến
Ngoài kiến thức lý thuyết, khi bắt đầu tham gia vào lộ trình học tester, việc nắm vững về các công cụ và phần mềm hỗ trợ test cũng rất quan trọng. Các công cụ như Selenium, Appium, Jira, hay Postman không chỉ giúp tự động hóa quy trình kiểm thử mà còn hỗ trợ trong việc tạo báo cáo, theo dõi và quản lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thử nghiệm. Tuy nhiên, việc chỉ biết về chúng trên giấy không đủ. Thực hành thực tế với các công cụ này trên các dự án thực tế giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chúng hoạt động trong môi trường thực tế và cách tích hợp chúng một cách linh hoạt và hiệu quả nhất vào quy trình làm việc.
Cách sử dụng các công cụ này hiệu quả
Điều quan trọng trong lộ trình học tester không chỉ là việc tích lũy kiến thức mà còn là khả năng áp dụng và thực hành thường xuyên. Việc tham gia vào các dự án thực tế, đặt mình vào tình huống kiểm thử thực tế và xử lý các vấn đề xuất hiện trong quá trình kiểm thử sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng thực tế và hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực này. Test không chỉ là việc biết về nó mà còn là việc áp dụng kiến thức để nâng cao chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm phần mềm.
3. Lộ trình học tester dành cho người mới bắt đầu tại VTI Academy
Đối với người không có kiến thức nền tảng, bắt đầu lộ trình học tester từ con số 0 thì việc tự mình "bơi lội" trong rất nhiều kiến thức sẽ khiến các bạn cảm thấy khó khăn. Do đó, việc tìm một đơn vị đào tạo tester uy tín chính là giải pháp ngay lúc này.
Thấu hiểu điều đó, VTI Academy - đơn vị đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao hàng đầu trực thuộc VTI Group, triển khai khóa đào tạo tester dành cho người mới bắt đầu. Lộ trình học tester được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao.
Khi trở thành học viên của học viện, việc trở thành kiểm thử viên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều:
- Nắm chắc các kiến thức về kiểm thử phần mềm.
- 80% thời gian tập trung vào dự án thực tế từ cơ bản đến nâng cao
- Thực hiện kiểm thử các phần mềm một cách chuyên nghiệp trên đa dạng các loại ứng dụng với các nền tảng khác nhau.
- Sử dụng thành thạo hầu hết các kỹ thuật kiểm thử, thiết kế kiểm thử và viết test case
- Đào tạo thêm các kỹ năng mềm như teamwork, interview…
- Cam kết giới thiệu việc làm sau khóa học
Xem thêm: Lộ trình học Tester từ Cơ bản tới Nâng cao