Lập trình Frontend là gì? Những điều bạn chưa biết về Frontend?

Được coi là phương thức giao tiếp cùng khách hàng, lập trình Frontend nhận được nhiều sự quan tâm trong lĩnh vực CNTT. Do đó, Frontend Developer trở thành một nghề vô cùng tiềm năng trong ngành IT. Rất nhiều bạn trẻ đã lựa chọn đây sẽ trở thành hướng đi trong tương lai sự nghiệp của mình. 

1. Định nghĩa lập trình Frontend 

Lập trình Frontend là quá trình tạo ra và phát triển giao diện người dùng (UI) của một ứng dụng hoặc trang web. Nhiệm vụ chính của lập trình Frontend là đảm bảo rằng người dùng có trải nghiệm mượt mà, thân thiện và hiệu quả khi sử dụng sản phẩm.

2. Phân biệt lập trình web Frontend và Backend

Khi tìm hiểu về thuật ngữ Frontend, song song hiển thị với nó luôn là Backend. Vậy mối quan hệ giữa 2 nhiệm vụ này là gì? Lấy ví dụ đơn giản, trong một sự kiện nếu Frontend là truyền thông thì Backend chính là mảng hậu cần. Tức là lập trình web Frontend sẽ chú trọng những thứ “show” ra cho khách hàng thấy: tính thẩm mỹ, tính dễ dùng… 

Ngược lại, Backend là cơ sở dữ liệu, lưu trữ và thực hiện những thao tác được đưa ra ở phần Frontend. Backend sẽ liên quan nhiều hơn đến các ngôn ngữ lập trình cũng như sở hữu các thao tác có phần khó nhằn hơn. 

/upload/images/anh-link/lap-trinh-frontend-la-gi-nhung-dieu-ban-chua-biet-ve-frontend.jpg

3. Công cụ thiết lập Frontend không thể bỏ lỡ 

Bên cạnh 3 ngôn ngữ chính là: CSS. HTML và Javascript, các lập trình viên Frontend không thể bỏ qua một số công cụ thiết lập web trên các công cụ tìm kiếm hay nền tảng lớn như: 

Chrome DevTools:

Trợ thủ đắc lực cho khi thiết lập giao diện web khi mà được tích hợp sẵn cả tạo web và gỡ lỗi trên Google Chrome. Chrome DevTools giúp lập trình viên gỡ rối nhiều vấn đề khi mà test và chỉnh sửa web trên nhiều độ phân giải khác nhau. 

Công cụ Gulp và Grunt:

Không chỉ thiết lập web, lập trình web Frontend còn phải thực hiện nhiệm vụ duy trì, sửa lỗi, nâng cấp web trong quá trình sử dụng. Có rất nhiều nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tiêu tốn nhiều thời gian như: chuyển SCSS thành các tệp CSS và nén các tệp hình ảnh giả định thời hạn. Gulp và Grunt được khai sinh góp phần giảm tải thời gian cho lập trình viên khi có thể thực hiện toàn bộ quy trình này. 2 công cụ này có thể giúp bạn giải quyết các nhiệm vụ sau đây: 

  • Tổng hợp các tệp ít hơn hoặc chuyển đổi SCSS sang CSS.
  • Nén các tệp hình ảnh mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
  • Tìm các mã lỗi trong mã nguồn. 
  • Tối ưu dung lượngvà xóa các tệp CSS và JavaScript.
  • Cập nhật liên tục đến máy chủ sản xuất.

Công cụ kiểm thử phần mềm Browserstack:

Là một trong những công cụ kiểm thử được sử dụng nhiều nhất, Browserstack cho phép kiểm tra trên cả trình duyệt và di động. Nó có khả năng kiểm tra và gỡ lỗi trên nhiều trình duyệt. Đặc biệt, công cụ này còn ghi điểm khi không yêu cầu cài đặt khi sử dụng. 

4. Phát triển bản thân với vị trí lập trình Frontend 

Tại sao lập trình Frontend lại “hot” 

  • Nhu cầu thị trường lớn: Không chỉ tại các tập đoàn mà nhu cầu Frontend dev với vai trò freelancer cũng rất lớn. Hiện nay, dù kinh doanh hay sản xuất lĩnh vực nào, các công ty cũng đều sở hữu cho mình ít nhất 1 trang web. Nhờ vậy nhu cầu việc làm cho vị trí này liên tục tăng cùng với giai đoạn số hóa mọi lĩnh vực. 
  • Mức lương cao, ổn định: Trung bình 1 lập trình web Frontend sẽ rinh về 10 - 25 triệu đồng/tháng. Mức lương tăng dần theo số năm kinh nghiệm. 
  • Lĩnh vực hứa hẹn tăng trưởng bền vững: Thương mại điện tử hay tương tác trực tuyến phát triển là “miếng mồi” béo bở giúp Frontend phát triển. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ có “đất” khắp mọi nơi để thỏa mãn sáng tạo với rất nhiều công cụ. Dù là khách hàng, người xem với bất kể mục đích nào từ tăng trưởng doanh số hay tăng độ nhận diện thì các công ty, tổ chức phi chính phủ đều kỳ vọng phát triển mảng này. 

Bật mí chìa khóa trở thành Frontend Developer cùng VTI Academy

Vậy học gì để trở thành lập trình Frontend? Đối với các bạn sinh viên CNTT dù thời lượng đào tạo dài đến 3-4 năm nhưng phải dành tới 1/4 thời gian học các môn đại cương, thể chất cộng với việc mỗi môn học chỉ kéo dài 2 - 3 tín chỉ khiến không ít sinh viên lúng túng khi muốn theo đuổi Frontend. 

Thấu hiểu điều này, VTI Academy - đơn vị đào tạo CNTT uy tín trực thuộc VTI Group đã triển khai khóa đào tạo Frontend. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực IT, VTI Academy nắm bắt được những nhu cầu thực tế tại tập đoàn và đối tác, xây dựng chương trình học với những điểm cộng: 

  • Nắm trọn HTML, CSS, JavaScript, thư viện Bootstrap, Jquery với lộ trình 5 package. 
  • Giáo trình cập nhật, tiếp cận những công cụ mới, hữu ích nhất. 
  • Học sâu, nắm chắc, gỡ rối thắc mắc cùng đội ngũ Mentor là chuyên gia giàu kinh nghiệm 
  • Làm đẹp profile với “học thật, làm thật”, minh chứng qua sản phẩm tự tay thiết kế trong khóa học 
  • Cam kết giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp

Xem thêm về khóa học Frontend của VTI Academy tại: https://vtiacademy.edu.vn/khoa-hoc-lap-trinh-front-end.html

Các tin tức khác:

Đăng ký tư vấn

icon đăng ký