Lộ trình trở thành Front End Developer cho người mới bắt đầu
Front End Developer đang là vị trí công việc đang khá hot trong ngành CNTT, được nhiều bạn trẻ theo đuổi bởi mức thu nhập hấp dẫn cùng cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu từ đầu về lộ trình trở thành front end developer cùng những kiến thức cơ bản về nghề này thì bài viết này là dành cho bạn!
1. Front End Developer là gì?
Để xác định được lộ trình trở thành front end developer, đầu tiên bạn cần hiểu được định nghĩa cơ bản: Front-end Developer là gì.
Front end là một phần quan trọng của một trang web, cho phép người dùng tương tác và sử dụng. Tất cả những gì bạn thấy trên một trang web, từ font chữ, màu sắc, danh mục sản phẩm, menu, thanh trượt, và nhiều yếu tố khác, đều phụ thuộc vào sự kết hợp hoàn hảo giữa HTML, CSS và Javascript.
Front end developer là những chuyên gia đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc phát triển phần giao diện người dùng trên Client Side. Một cách đơn giản, họ là những người thực hiện công việc xây dựng và phát triển giao diện của trang web, nhằm cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi sử dụng sản phẩm trên trang web của họ.
Do đó, lộ trình trở thành front end developer sẽ là hành trình bạn trang bị những kiến thức kĩ năng cần thiết để đảm nhiệm được những công việc này.
2. Front End Developer cần học gì?
Lộ trình trở thành front end developer có thể linh hoạt điều chỉnh nhất định để phù hợp với khả năng và nhu cầu của từng cá nhân, nhưng đều cần đảm bảo trang bị được những kỹ năng, kiến thức sau:
Hiểu biết HTML và CSS
HTML (Hypertext Markup Language) và CSS (Cascading Style Sheets) là hai ngôn ngữ đầu tiên bạn cần khi học lập trình front end. Nắm chắc những ngôn ngữ cơ bản này mới giúp bạn thiết kế được giao diện trang web.
Kỹ năng JavaScript
Ngoài ra, Javascript là ngôn ngữ lập trình đóng vai trò tạo tương tác giữa giao diện trang web và người dùng. Javascript cùng CSS và HTML là những yếu tố thiết yếu trong quá trình xây dựng một trang web.
Nắm bắt jQuery
Frontend sử dụng vô cùng nhiều các hiệu ứng và phải giao tiếp với server thông qua Javascript thường xuyên. Để được như vậy thì code javascript thường rất dài.
iQuery chính là thư viện ngôn ngữ lập trình Javascript giúp cung cấp các hiệu ứng, cách thức xử lý chỉ với những dòng lệnh đơn giản.
Công cụ này giúp việc xây dựng chức năng bằng Javascript nhanh và dễ dàng hơn nhiều.
Hiểu biết về Javascript frameworks
Framework là kiến trúc kiểm soát luồng đi của data trong ứng dụng. Các framework của Javascript hiện nay bao gồm Ember, AngularJS, ReactJS, Backbone…
Biết cách sử dụng thành thạo những “bộ khung” này sẽ giúp bạn biết mọi thứ trong ứng dụng nên được sắp xếp ra sao cũng như các chức năng cơ bản giúp ứng dụng vận hành. Đây cũng là những Frontend framework cần ghi nhớ khi bạn học front end.
Kinh nghiệm dùng CSS Preprocessors
CSS Preprocessors (Ngôn ngữ tiền xử lý CSS) có nhiệm vụ cấu trúc và logic hoá các đoạn mã CSS để nó đến gần hơn một ngôn ngữ trong lập trình.
Sử dụng CSS Preprocessors sẽ tiết kiệm thời gian code, bảo trì và phát triển CSS một cách dễ dàng. Đồng thời, nó sẽ giúp tổ chức những tập tin CSS rõ ràng hơn.
LESS và SASS là những Preprocessors được sử dụng nhiều nhất hiện tại.
Thiết kế Mobile và Responsive
Không chỉ giới trẻ mà hầu hết các thế hệ ngày nay đều truy cập Internet thiết bị di động nhiều hơn là desktop. Do vậy, kỹ năng thiết kế giao diện trên di động cũng đóng vai trò quan trọng nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên frontend giỏi.
Ngoài ra, am hiểu về responsive design sẽ hỗ trợ bạn làm website tương thích với nhiều loại thiết bị điện tử với kích cỡ hiển thị đa dạng.
Sử dụng hệ thống quản lý nội dung (CMS)
CMS (Content Management System) là hệ thống quản lý nội dung mà không chỉ lập trình viên mà biên tập viên website, content writer… đều hay sử dụng để làm việc. Phần lớn các trang web hiện nay được xây dựng trên các hệ thống điển hình như Magento, WordPress, và Drupal.
Bạn nên làm quen và thành thạo với cách làm việc với hệ thống này.
Kỹ năng xử lý vấn đề
Ngoài các ngôn ngữ lập trình, bạn cũng nên biết cách thực hiện, triển khai thiết kế cũng như cách fix bug và nhận diện front end, back end code…
Sự nhanh nhạy, thông minh trong cách giải quyết vấn đề chính là một trong những điều kiện tiên quỷeet nếu bạn muốn biết cách để trở thành lập trình viên frontend là gì.
Kiến thức về UI/UX
Học lập trình front end còn xuất hiện hai yếu tố vô cùng quan trọng là UI (User Interface – giao diện người dùng) và UX (User Experience – trải nghiệm người dùng). Nếu UI là thiết kế giao diện trực quan thì UX là nghiên cứu cách người dùng sử dụng website. Từ đây, bạn sẽ biết được cần thay đổi những gì và thử nghiệm để làm trang web phát triển tốt hơn.
3. Lộ trình trở thành Front End Developer
Hãy bắt đầu lộ trình trở thành Front End Developer với khoá học lập trình Front End của VTI Academy, học viện đào tạo CNTT trực thuộc tập đoàn công nghệ VTI Group.
Với khung chương trình bám sát yêu cầu dự án thực tế, khi tham gia khóa học, các bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức từ cơ bản tới nâng cao, học theo chuẩn lộ trình trở thành một Front End Developer chuyên nghiệp.
Lộ trình trở thành Front End Developer của VTI Academy gồm khung chương trình học như sau:
Học phần 1: Cơ bản nền tảng Web Basic
Học phần 2: Tổng quan về ECMAScript 6 (ES6) – và JavaScript nâng cao
Học phần 3: Lập trình cơ bản với React
Học phần 4: Lập trình với React nâng cao
Học phần 5: Dự án cuối khóa
Sau khi học xong, học viên có thể:
- Làm chủ HTML, CSS, JavaScript, thư viện Bootstrap, Jquery trong xây dựng giao diện web
- Làm chủ thư viện ReactJS, các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao
- Tạo ra sản phẩm thực tế ngay trong khóa học, xây dựng projet phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp
- Hiểu về quy trình phát triển sản phẩm phần mềm khi làm việc trong doanh nghiệp
- Sẵn sàng tham gia dự án ở vai trò lập trình viên Front-end với ReactJS
4. Kết luận
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về lộ trình trở thành front end developer cùng những yêu cầu cơ bản của nghề này. VTI Academy tự hào đã đào tạo ra rất nhiều lập trình viên front end tài năng, bứt phá sự nghiệp trong mảng front end developer nói riêng và ngành CNTT nói chung. Hãy trở thành một phần trong đó nhé!