Nếu là lập trình viên, bạn nên tránh 7 điều này
Dù là lập trình viên hay bất kì công việc nào thì đôi khi bạn cũng mắc phải những sai lầm, kể cả là đối với bạn Fresher và những người đã vào nghề lâu năm. Dưới đây VTI Academy sẽ mách cho bạn 7 điều mà lập trình viên nên tránh, hãy đọc và lưu lại ngay nhé!
1. Không có mục tiêu rõ ràng
Bạn sẽ rất khó được một sự nghiệp vững vàng nếu như không có mục tiêu rõ ràng. Ai cũng biết lập trình viên giờ đây đang là một nghề HOT, lương cao, được rất nhiều các bạn trẻ theo đuổi. Vậy bạn chọn trở thành lập trình viên vì bạn yêu thích nó, đam mê nó hay chỉ vì nó HOT hoặc bạn chạy theo số đông.
Khi đã trở thành một lập trình viên rồi bạn cũng nên tiếp tục vạch ra cho mình một hướng đi rõ ràng trong tương lai. Bạn sẽ không chỉ ngồi Code mãi như thế được. Trong 5 đến 10 năm tới bạn có trở thành một Team Lead hay một Project Manager không? Việc lập kế hoạch chi tiết như vậy sẽ giúp bạn tập trung vào định hướng sự nghiệp của bản thân.
Hãy nghiêm túc ngồi lại suy nghĩ và lên một bản kế hoạch xây dựng sự nghiệp hoàn hảo của chính bạn. Bắt đầu từ những mục tiêu gần với năng lực và nhu cầu của bản thân nhất. Ví dụ như bạn đang là một Java Developer bạn có thể cố gắng tham gia nhiều những dự án về Java hơn để tăng kinh nghiệm. Bên cạnh đó, tham gia những khóa học nâng cao về Java để học hỏi thêm kiến thức về ngành.
Khi hoàn thành được mục tiêu này, bạn phải chiến đấu ngay với những mục tiêu tiếp theo. Sẽ có những “chặng nghỉ” giúp bạn sạc lại năng lượng nhưng đừng nghỉ quá lâu nhé, vô tình nó sẽ khiến bạn bị chậm kế hoạch, đôi khi là quay về vạch xuất phát.
Một kế hoạch dù có hoàn hảo đến đâu nhưng nếu chỉ nằm trong đầu bạn thì nó chẳng có nghĩa lý gì. Hãy cố gắng để biến suy nghĩ thành hành động, luôn luôn cố gắng, kiên định với mục tiêu phát triển sự nghiệp lập trình của mình.
2. Không bổ sung kỹ năng mềm và ngoại ngữ
Khi làm việc trong môi trường doanh nghiệp chuyên nghiệp, lập trình viên sẽ cần thêm cả các kỹ năng mềm chứ không chỉ có mỗi kiến thức chuyên ngành. Bạn không làm một mình mà bạn sẽ làm việc với cả đội nhóm và khách hàng. Lúc này, những Soft Skill như: kỹ năng teamwork, kỹ năng thuyết trình hay kỹ năng giao tiếp là vô cùng cần thiết. Nếu không có kỹ năng mềm tốt thì bạn rất khó có thể lên được những vị trí như trưởng nhóm hay quản lý dự án. Không chỉ riêng với việc làm ngành IT, những kỹ năng mềm trên cũng là những điểm cộng giúp bạn tỏa sáng trong mọi lĩnh vực.
Ngoài ra các lập trình viên cũng nên bổ sung cho mình vốn ngoại ngữ. Không yêu cầu bắt buộc bạn phải biết cụ thể một ngôn ngữ nào. Nhưng nếu có thể, hãy chọn những ngôn ngữ mà công ty ban thường yêu cầu nhân sự biết hoặc ngôn ngữ mà bạn thường xuyên đọc các tài liệu như: Anh, Nhật, Trung, Hàn..Khi làm dự án, việc có ngoại ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng giao tiếp với khách hàng nước ngoài hơn, việc đọc và tìm kiếm thông tin cũng trở nên đơn giản hơn. Ngày nay một Developer có kiến thức ngành tốt mà lại biết thêm ngoại ngữ đang được các nhà tuyển dụng săn đón và trả mức lương rất cao. Việc có ngoại ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng giao tiếp với khách hàng nước ngoài hơn, việc đọc và tìm kiếm thông tin cũng trở nên đơn giản hơn. Nếu hai lập trình viên có kỹ năng và kinh nghiệm như nhau thì ngoại ngữ chính là tấm vé để bạn có thể pass phỏng vấn. Có vốn ngoại ngữ tốt không chỉ giúp một lập trình viên nổi bật hơn, có thu nhập tốt hơn mà đây chính là cơ hội để bạn có thể đi Onsite tại nước ngoài nữa đó.
3. Không chuyên sâu một ngôn ngữ lập trình
Ngày nay, trên thế giới có đến hàng trăm các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Ngành CNTT là ngành luôn luôn đổi mới từng ngày. Vì thế, có thể năm nay sẽ “mốt” hoặc thịnh hành ngôn ngữ này nhưng năm sau thì không. Năm nay ngôn ngữ này được trả lương rất cao, tuyển rất nhiều nhưng năm sau chưa chắc đã như vậy. Vì thế, bạn nên chọn cho mình một ngôn ngữ phù hợp với định hướng cá nhân và theo đuổi nó tới cùng. Các bạn có định hướng trở thành lập trình viên rất hay mắc phải tình trạng đó là ngôn ngữ nào cũng biết nhưng lại không hiểu đúng và hiểu sâu về nó. Khi đi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng chỉ cần hỏi xoáy vào một ngôn ngữ lập trình bất kì thì gần như các bạn không trả lời được. Nếu bạn biết rất nhiều kiến thức lập trình nhưng lại chẳng nổi trội ở một mảng nào thì thật khó khăn để có thể phát triển một sự nghiệp hoàn hảo. Hãy trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực thay vì mỗi thứ biết một chút. Việc làm lập trình hiện nay có rất nhiều nhưng sẽ có nhiều trở ngại nếu bạn không có đủ kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng yêu cầu.
4. Không chịu giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm
Số lượng lập trình viên ở Việt Nam nói riêng và quốc tế nói chung đang rất đông. Do đó, chúng ta có rất nhiều các cộng đồng, các blog hay các diễn đàn để mọi người có thể cùng nhau vào đó học tập và chia sẻ kinh nghiệm. Khi nói chuyện với những người làm cùng ngành, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều hay, điều mới để biết bản thân mình đang ở mức nào. Những người có kinh nghiệm nhiều hơn bạn sẽ chỉ cho bạn những cách học hay, những phương pháp làm việc hay những mẹo bổ ích trong khi làm dự án mà bạn sẽ chẳng thể tìm thấy nó trên bất kỳ những trang sách vở nào cả. Từ đó, bạn cũng nên đặt ra những câu hỏi tại sao nên làm thế hay làm thế nào mà họ làm được như vậy? Chia sẻ, trao đổi với nhau cũng là một cách học vô cùng hay.
5. Không chịu tiếp thu thêm kiến thức mới
Có những người khi đã ngồi vững ở vị trí lập trình viên rồi thì họ không còn muốn học thêm gì nữa. Bởi họ nghĩ như thế là đủ rồi. Nhưng kiến thức là vô biên. Bạn học xong phần này thì sẽ còn những phần khác nữa. Trong lĩnh vực IT, kiến thức là thứ mà bạn phải liên tục cập nhật bởi trung bình một ngôn ngữ lập trình sẽ được cập nhật sau một vài năm. Nếu bạn không chủ động cập nhật kiến thức mới thì khả năng cao là bạn sẽ đi lùi với công nghệ. Chưa kể đến, mức độ cạnh tranh việc làm IT ngày càng gay gắt, những lập trình viên không đáp ứng yêu cầu năng lực của các nhà tuyển dụng hoặc sẽ bị đào thải ngay lập tức, hoặc là phải chật vật tìm kiếm cơ hội phù hợp với bản thân.
Cách đơn giản nhất để bạn cập nhật kiến thức của mình là thường xuyên truy cập các blog lập trình, đọc thêm những cuốn sách giúp bạn mở rộng vốn kiến thức của mình. Bạn nên đặt ra mục tiêu cho bản thân mỗi ngày, mỗi tháng cần học bao thứ, tìm hiểu về những công nghệ nào. Hay tham gia vào các khóa học nâng cao, ôn thi các chứng chỉ quốc tế về ngành để “tích tiểu thành đại”, bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt của bản thân sau khoảng 1 – 2 năm.
6. Không biết lắng nghe và sửa sai
Khi làm việc tất cả chúng ta đều không tránh khỏi những sai lầm. Rất khó để các lập trình viên có thể làm hoàn thành được một Task được giao hoàn hảo mà không gặp vấn đề gì. Lúc này, chính các thành viên trong nhóm hoặc các sếp sẽ là những người nhận xét sản phẩm của bạn. Hãy lắng nghe và trân trọng những ý kiến đó. Bởi khi chỉ ra những lỗi đó là họ muốn bạn sẽ không gặp phải nó trong tương lai nữa. Một lập trình viên nên sẵn sàng đón nhận những lời nhận xét về các dòng code của mình. Khi đã biết mình sai ở đâu làm chưa tốt ở đâu rồi thì hãy cố gắng để sửa sai. Có như thế thì bạn mới có thể biết mình còn thiếu gì, cần bổ sung gì để dần dần hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.
7. Không hành động ngay
Một trong những sai lầm mà rất nhiều các lập trình viên thường xuyên gặp phải đó là không hành động ngay mà sẽ lùi hay chờ. Ví dụ, code của bạn có lỗi nhưng bạn không sửa ngay mà đợi mai mới sửa. Kiến thức của bạn kém nhưng bạn không bổ sung ngay mà chờ thời gian nhất định nào đó mới học. Như thế bạn đã làm ảnh hưởng đến cả dự án và khiến bản thân mình bỏ lỡ đi rất nhiều cơ hội. Hãy nhớ rằng thời gian không chờ đợi bạn, khách hàng và đồng nghiệp không chờ đợi bạn và tương lai tươi sáng, sự nghiệp hoàn hảo cũng không chờ đợi bạn nếu bạn không hành động ngay.
Hy vọng bài biết trên của VTI Academy đã giúp các bạn biết được những điều mà một lập trình viên nên tránh, biết được mình chưa tốt ở đâu để hoàn thiện và xây dựng sự nghiệp như bạn đã mơ ước và lên kế hoạch.