Những điều bạn chưa biết về Full Stack Developer
Trong ngành CNTT, Full Stack Developer luôn được biết đến là vị trí có cơ hội việc làm rất tốt và mức lương rất cao. Nhưng lựa chọn trở thành Full Stack Developer có khó không? Làm sao để trở thành lập trình viên Full Stack. Còn rất nhiều điều mà bạn chưa biết về vị trí này. Cùng VTI Academy tìm hiểu về Full Stack Developer nhé!
1. Full Stack Developer là gì?
Full Stack Developer là thuật ngữ dùng để chỉ những lập trình viên có thể phụ trách được cả phần Front End và Back End trong lập trình. Ngoài ra họ cũng có hiểu biết về rất nhiều lĩnh vực như: Testing, Security, API…Vì vậy, họ hoàn toàn có khả năng code mọi thành phần trong hệ thống của một website hoặc một ứng dụng.
2. Full Stack Developer làm công việc gì?
- Cụ thể hóa yêu cầu người dùng vào kiến trúc và triển khai các hệ thống cho trang web hoặc ứng dụng.
- Thực hiện các công việc liên quan đến máy chủ, lập trình, mạng và hosting….Mỗi phần cứng, hệ điều hành hay mỗi hệ thống đều có yêu cầu và ngôn ngữ lập trình riêng.
- Giao tiếp, nhận yêu cầu từ khách hàng hoặc viết tài liệu kỹ thuật.
- Sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các Framework để Code.
- Xử lý các lỗi xảy ra trong quá trình làm sản phẩm.
3. Vai trò của Full Stack Developer
Một trong những điều thú vị nhất khi làm Full Stack Developer đó chính là công việc hàng ngày của bạn sẽ thường xuyên thay đổi. Bởi vì, về cơ bản, các lập trình viên Full Stack chính là đầu tàu của dự án, họ liên tục phải chuyển đổi giữa Front End và Back End. Hoặc thậm chí khi sếp yêu cầu hay dự án của bạn đang thiếu nhân sự về một vị trí nào đó mà bạn có thể làm được thì bạn hoàn toàn có thể đảm nhận ngay lúc đó.
4. Cần học những gì để trở thành Full Stack Developer?
Kiến thức
Nắm vững các kiến thức trong lập trình về cả Front End và Back End như: server , network, hosting, database, bảo mật…
Ngoài ra Full Stack Developer cũng cần có kiến thức về thiết kế cơ bản. Họ sẽ không trực tiếp trực tiếp thực hiện việc thiết kế nhưng họ cần hiểu được các nguyên tắc thiết kế cơ bản và thiết kế UI / UX. Và còn rất nhiều kiến thức khác mà một lập trình viên Full Stack cần biết.
Kỹ năng
Ngoài những kỹ năng cơ bản như: teamwork, thuyết trình, giao tiếp, quản trị thời gian, thì cần có thêm những kỹ năng khác để phục vụ cho công việc như: kỹ năng quản lý rủi ro, kỹ năng làm việc với khách hàng, kỹ năng tư duy logic, kỹ năng phân tích…
Đọc thêm: Nếu là lập trình viên bạn nên tránh 7 điều này
5. Cơ hội nghề nghiệp của Full Stack Developer ra sao?
Có thể nói lập viên Full Stack là “ứng viên vàng” trong làng tuyển dụng. Bởi hiện nay, để tìm được một Full Stack Developer có kỹ năng và kinh nghiệm là không hề dễ dàng. Ngoài ra, xu hướng chung của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là sử dụng nguồn nhân lực đa năng để cắt giảm nhân sự, đồng thời giảm giá thành. Vậy nên, trong ngành lập trình, lập trình viên Full Stack chính là đối tượng mà nhiều nhà tuyển dụng nhắm đến.
6. Lương của Full Stack Developer là bao nhiêu?
Đây có lẽ là điều mà nhiều bạn thắc mắc và muốn biết nhất. Như đã nói bên trên, lập trình viên Full Stack đang là đối tượng được các công ty về CNTT săn đón vì thế mà lương của vị trí này cũng vô cùng cao.
Theo khảo sát của Robert Walters – một công ty chuyên về tuyển dụng có trụ sở chính tại London, mức lương của Full Stack Developer tại Việt Nam dao động từ 30.000 đến 48.000 USD/năm. Trong một khảo sát khác vào tháng 4 năm 2020 của công ty tuyển dụng và tư vấn nhân sự Adecco, lương của kỹ sư phần mềm tại Việt Nam rơi vào khoảng 50 – 75 triệu đồng/ tháng cho mức kinh nghiệm từ 3-5 năm.
Còn theo thống kê của Vietnamworks, mức lương trung bình cho vị trí Full Stack Developer rơi vào ngưỡng từ 1.300 đến 1.600USD/tháng.
7. Full Stack Developer có phải hoàn toàn “đa zi năng”?
Vẫn còn nhiều người nghĩ rằng Full Stack Developer là phải biết mọi thứ nhưng thực tế không hẳn như vậy. Một Full Stack Developer không thể thành thạo tất cả công nghệ. Tuy nhiên họ biết cách sử dụng những phần mềm, công cụ cần thiết để có thể thao tác đồng thời cần hiểu rõ những gì đang xảy ra trong quá trình phát triển web hay ứng dụng.
Mặc dù lập trình viên Full Stack có thể làm việc trên cả Front End và Back End, tuy nhiên, kỹ năng xử lý Front End của họ chưa chắc đã bằng một người chuyên về Front End và Back End cũng vậy. Bù lại, họ có sự hiểu biết rộng rãi về tất cả các phần khác nhau của dự án cũng như khả năng xử lý các vấn đề phát sinh. Tùy thuộc vào từng môi trường làm việc và từng dự án khác nhau, công việc của Full Stack Developer cũng có đôi chút khác nhau.
8. Trở thành lập trình viên Full Stack rất khó?
Câu hỏi này VTI Academy nhận được rất nhiều từ các bạn sinh viên đang theo ngành CNTT. Thật ra để nói trở thành Full Stack Developer khó cũng đúng, mà không khó cũng đúng. Quan trọng nhất là ở bạn. Bạn đã biết cách học chưa hay bạn đã có những tài liệu tốt hoặc người hướng dẫn nhiệt tình chưa, bạn có quyết tâm theo đuổi nó hay không?
Nếu chưa thì bạn hãy tham khảo ngay khóa đào tạo lập trình viên Full Stack tại VTI Academy. Trở thành học viên tại đây, con đường trở thành Full Stack Developer sẽ dễ dàng hơn rất nhiều bởi bạn sẽ có một lộ trình học bài bản, hệ thống bài giảng chất lượng được giảng dạy bởi các chuyên gia là những người đang giữ các vị trí quan trọng trong các tập đoàn về CNTT.
Sau thời gian ngắn học tập tại đây, bạn có thể hoàn toàn tự tin trở thành một Full Stack Developer, đáp ứng được những yêu cầu của nhà tuyển dụng với thu nhập khởi điểm từ 8-15tr/tháng.