Muốn làm lập trình viên, nên học front end hay back end?
Mới ra trường và muốn học lập trình, nên học front end hay back end? Hãy cùng VTI Academy so sánh và phân tích về front end và back end để đưa ra lựa chọn phù hợp nhé!
1. Khái niệm front end và back end
Front end là gì?
Phần front end của một trang web là phần tương tác với người dùng. Tất cả mọi thứ bạn nhìn thấy khi điều hướng trên Internet, từ các font chữ, màu sắc cho tới các menu xổ xuống và các thanh trượt, là một sự kết hợp của HTML, CSS, và JavaScript được điều khiển bởi trình duyệt máy tính của bạn.
Back end là gì?
Phần back end của một trang web bao gồm một máy chủ, một ứng dụng, và một cơ sở dữ liệu. Một lập trình viên back end xây dựng và duy trì công nghệ mà sức mạnh của những thành phần đó, cho phép phần giao diện người dùng của trang web có thể tồn tại được.
2. So sánh front end và back end
Ngôn ngữ lập trình của front end và back end
a. Ngôn ngữ lập trình front end
Các nhà phát triển Frontend chủ yếu sử dụng ba ngôn ngữ: HTML, CSS, Javascript. Mấy năm trở lại đây, vai trò của frontend dev đã nâng cao, nên cũng cần có kiến thức về cách sử dụng các framework ví dụ như React. Các bạn có thể tham khảo các framework/thư viện khác như
Một số thư viện/framework nổi tiếng: Bootstrap, jQuery, AngularJS, React JS, Vue JS, EmberJS...
Kĩ năng thiết kế, sử dụngPhotoshop. Kiến thức và kinh nghiệm về UI/UX.
LESS, SASS (stylesheet language).
Sử dụng npm, grunt, … để optimize, minimize HTML/CSS/JS.
Kiến thức về Ajax, cách thiết kế giao diện responsive …..
Các nhà lập trình cuối cùng cần phải thành thạo các ngôn ngữ lập trình hiển thị ở phía máy chủ của trang web hoặc ứng dụng. Các ngôn ngữ lập trình phụ trợ phổ biến nhất là PHP, Ruby, Python, Node.js và Java. Đồng thời cũng sẽ cần thành thạo làm việc với các cơ sở dữ liệu như MySQL, Oracle và SQL Server.
b. Ngôn ngữ lập trình back end
Để học lập trình back end, bạn nên bắt đầu với Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (thuật toán) để rèn luyện tư duy. Đồng thời, bạn cần thành thục các ngôn ngữ phía server và các thao tác cần làm với cơ sở dữ liệu:
Ngôn ngữ: C#, Java, Python, Ruby,...
Kiến thức về những web framework: ASP.NET MVC, Spring, Django, Rails …
Kiến thức về database: MS SQL Server, MySQL, …
Kiến thức chung về web, cách viết Web Service, cách đăng nhập và phân quyền.
Kiến thức về 1 số CMS: WordPress, Joomla, Umbraco, ….
Kiến thức về SEO, tool,...
Lời khuyên là, các bạn nên tập trung vào 2-3 ngôn ngữ chính, cần học có cấu trúc, có tư duy logic, dễ cải tiến và mở rộng kỹ năng.
Tính chất công việc của front end và back end
Front end tập trung vào việc xây dựng giao diện người dùng hấp dẫn và tương tác. Nó sử dụng các công nghệ như HTML, CSS và JavaScript để hiển thị và tương tác với người dùng.
Back end là phần xử lý dữ liệu và logic phía sau giao diện người dùng. Nó sử dụng ngôn ngữ lập trình như Java, Python, hoặc Ruby để xử lý các yêu cầu từ Front end, truy xuất cơ sở dữ liệu, và thực hiện các tính toán phức tạp.
Back end tập trung vào việc xử lý dữ liệu và logic của ứng dụng, trong khi Front end tạo ra giao diện người dùng tương tác.
Back end là nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu và xử lý yêu cầu từ Front end. Nó xử lý các hoạt động như đăng nhập, đăng ký, và quản lý dữ liệu.
Khi so sánh front end và back end, chúng ta cần phải hiểu rằng Front end và Back end có sự tương quan chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau để tạo ra một ứng dụng hoàn chỉnh.
Mức thu nhập của front end và back end
Xét về mặt kinh nghiệm nghề nghiệp, mỗi level sẽ có rank lương hay thu nhập khác nhau. Theo PayScale, mức lương khởi điểm trung bình trên thế giới cho các lập trình viên front end là khoảng $69,000/năm. Mức lương dao động từ khoảng $42,000- $ 108,000 dựa trên kinh nghiệm, địa điểm và ngành.
Tại Việt Nam, sự dao động hay chênh lệch trong mức lương của một lập trình viên frontend phụ thuộc vào yếu tố vị trí địa lý, thời điểm hay lĩnh vực làm việc. Theo careerbuilder mức thu nhập trung bình các vị trí dao động từ 12,6 triệu - 21,6 triệu/tháng
Còn với vị trí lập trình viên back end, theo PPayScale, mức thu nhập trung bình của 1 lập trình viên back-end trên thế giới rơi vào khoảng $101,000/năm, nhiều hơn front-end khoảng $30,000. Mức trung bình cho các level từ junior tới senior vào khoảng Từ $100,000 - $140,000/năm.
Tại Việt Nam, mức thu nhập của lập trình viên back end được VietnamSalary trả lời rằng theo level từ fresher cho tới senior, mức trung bình vào khoảng 14,8 triệu - 23,2 triệu/tháng, nhỉnh hơn mức trung bình của lập trình viên frontend.
3. Vậy nên học front end hay back end?
"Muốn học lập trình nên chọn front end hay back end?", "front end hay back end khó hơn?", "nên học front end hay back end trước?". Để trả lời những câu hỏi này, trước hết bạn cần xác định rõ năng lực và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Mỗi lĩnh vực sẽ có cái hay riêng và có cái khó riêng của nó. Việc thấy khó hay dễ còn phù thuộc vào tính cách, sở thích, nền tảng kiến thức mà sẽ quyết định bạn nên đi theo Front end hay Back end.
Thực tế thì làm lập trình viên backend sẽ có đôi ba phần phức tạp hơn frontend. Một vài lời khuyên cho các bạn:
- Tìm hiểu về Front-end, việc bắt đầu học lập trình web từ back-end sẽ rất khó khăn đối với người mới bắt đầu. Vậy nên, khởi động từ HTML và CSS để cấu trúc một website tĩnh đơn giản, bạn mất khoảng 2-3 tháng để thành thạo kỹ năng, kế tiếp là những xử lý trên website và bạn cần phải học thêm về Javascript hoặc Jquery và các frameworks.
- Làm quen với tư duy lập trình, thuật toán trong code. Bồi đắp kiến thức lập trình của mình từ level rất cơ bản, sau đó tìm cách giải quyết những vấn đề nhỏ xung quanh, đặt nó vào bối cảnh, như mảnh ghép hình. Dần dần bạn sẽ nhìn ra được bức tranh toàn cảnh
- Sau khi bạn đã có thể tư duy về code tốt hơn, bạn bắt đầu học những ngôn ngữ lập trình back-end như PHP, .NET hay Java, thực tế những ngôn ngữ này cũng có thể xử lý 1 phần ở Front-end, tuy nhiên thường các lập trình viên Full-stack chuyên nghiệp không làm như vậy, bởi mỗi ngôn ngữ đều có điểm mạnh riêng về cần được sử dụng hợp lý thì mới có thể tạo ra website hoàn hảo.
- Cuối cùng là bạn cần làm quen với cách quản trị dự án (nếu có cơ hội) và sử dụng những dịch vụ từ Google API hoặc những Service khác để tích hợp cho website của mình.
4. Kết luận
Không có câu trả lời tuyệt đối cho việc "nên học front end hay back end", bởi điều đó phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ phù hợp của nó với từng người, cũng như lựa chọn của riêng họ. Trong công việc thực tế, front end và back end có vai trò hỗ trợ lẫn nhau và luôn phải phối hợp chặt chẽ, nên một lập trình viên dù chuyên mảng nào cũng nên học thêm kiến thức về mảng còn lại để hỗ trợ công việc tốt hơn. Hai vị trí này cũng đều có khả năng phát triển nghề nghiệp và thăng tiến cao với mức thu nhập hấp dẫn, miễn là bạn xác định được lộ trình phù hợp với bản thân và nỗ lực cố gắng hết mình. Chúc bạn thành công!